[CeBIT 2017] Điện toán đám mây: Những nhà cung cấp và những công cụ hàng đầu

Tháng Ba 04 07:00 2017

Hội chợ CeBIT 2017 – sự kiện thường niên lớn nhất và quan trọng nhất thế giới trong ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông sẽ mở cửa tại trung tâm hội chợ Hannover, tp. Hannover, CHLB Đức từ ngày 20-24/03/2017. Nhằm giúp Quý vị có cái nhìn rõ nét hơn tại sự kiện này, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu một số chủ đề quan trọng của CeBIT 2017 tại technologyMAG.net

Hãy theo dõi và chia sẻ thông tin cho các đối tác và đồng nghiệp của Quý vị, để cùng nắm bắt những xu hướng phát triển của ngành công nghệ thông tin và truyền thông của thế giới, khu vực và thúc đẩy sự tiếp cận và phát triển của ngành tại Việt Nam. Thông tin chi tiết và cập nhật về CeBIT, Quý vị có thể tham khảo trực tiếp tại www.cebit.com

Điện toán đám mây ngày càng trở nên quan trọng. Gần một nửa công ty tại Đức sử dụng công nghệ điện toán đám mây hỗn hợp, hoặc đưa toàn bộ dữ liệu của mình vào đám mây. Số lượng lớn công ty vừa và nhỏ cũng dần thực hiện điều này. Nhưng với quá nhiều lựa chọn, liệu rằng làm thế nào để chọn được những giải pháp tốt nhất?

Công ty Salesforce đã định vị vai trò là nhà cung cấp hàng đầu thế giới về giải pháp quản trị quan hệ khách hàng (CMR)*. Công ty có trụ sở tại Mỹ này đem đến giải pháp cung cấp phần mềm như một dịch vụ (software – as – a – service) đến hơn 150,000 doanh nghiệp, dựa trên hình thức: Dùng đến đâu trả tiền đến đó (Pay as you go model).

Tìm được khách hàng từ dịch vụ trên đám mây

Giải pháp CRM của Salesforce cho phép những tích hợp tất cả thông tin liên quan đến quá trình bán hàng. Nhân viên bán hàng có thể dễ dàng truy cập thông tin liên hệ, thông tin công ty và những dự án đang hoạt động bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, giải pháp CRM giải quyết những vấn đề phát sinh trong dịch vụ khách hàng và những hoạt động trong tiếp thị. Việc lưu trữ dữ liệu tập trung trên đám mây cho phép những nhân viên xác định chính xác từng khách hàng, sau đó tiếp cận họ bằng những phương thức khác nhau như điện thoại, email, mạng xã hội hoặc những cuộc trò chuyện.

Toàn bộ danh mục đầu tư theo yêu cầu

Công ty SAP cũng có một loạt các giải pháp đám mây dành cho hoạt động tiếp thị, dịch vụ khách hàng và bán hàng. Công ty phần mềm này, tọa lạc tại Walldorf, CHLB Đức đã mở rộng việc cung cấp thông qua một chuỗi các sản phẩm mới và sản phẩm từ các công ty được thâu tóm. Công ty SAP cung cấp những giải pháp cho hầu hết những lĩnh vực trong kinh doanh như quản lý tài chính, thu mua và thương mại. Một trong những giải pháp được sử dụng phổ biến nhất là SAP SuscessFactor, một phần mềm về giải pháp quản lý nguồn nhân lực. Phần mềm này được thiết kế nhằm tinh gọn những quy trình liên quan về nhân sự, động viên nhân viên và cung cấp những lợi thế cạnh tranh trong cuộc chiến tranh giành người tài tại nhiều công ty.

dien-toan-dam-may-nhung-nha-cung-cap-va-nhung-cong-cu-hang-dau

Ngoài ra, công ty SAP cũng cung cấp những sản phẩm trong danh mục đầu tư của mình nhằm cắt giảm toàn bộ hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) được lưu trữ trên đám mây. Phần mềm này được dùng cho các doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ, các công ty con để mang lại giá trị tốt hơn.

Công ty Software AG của Đức mở rộng việc cung cấp những sản phẩm giành cho cộng đồng, cá nhân. Software AG cũng đang triển khai công nghệ đám mây hỗn hợp trong một vài năm trở lại đây. Ví dụ, công ty đang cung cấp phần mềm như một ứng dụng dịch vụ. Ứng dụng này sẽ giúp cho khách hàng nâng cao được sự liên kết giữa các khu vực, phân tích, tối ưu hóa quy trình kinh doanh của họ và thiết lập một hệ thống quản lý danh mục đầu tư công nghệ thông tin (IT). Hơn nữa, công ty cũng phát động cổng thông tin cho việc xuất bản, tiếp thị  và quản lý những giao diện lập trình ứng dụng (APIs).

Mối quan hệ đối tác giữa CHLB Đức và Mỹ

Thỏa thuận Safe Harbor được Mỹ và châu Âu ký từ năm 2000, nhằm giúp các doanh nghiệp của Mỹ và châu Âu hoạt động ở hai bên bờ lục địa, có thể chuyển dữ liệu thuận lợi giữa các trung tâm dữ liệu trong cùng một doanh nghiệp theo cùng một nguyên tắc về bảo vệ quyền riêng tư. Phán quyết để bác bỏ các thỏa thuận Safe Harbor được đưa ra đã có tác động mạnh mẽ. Trong năm 2016, gã khổng lồ Microsoft cung cấp những dịch vụ đám mây mới bao gồm Azure và Office 365 từ trung tâm dữ liệu Đức. Deutsche Telekom và công ty con của nó T-Systems là những đối tác chiến lược của gã khổng lồ này. Những công ty ở Đức sẽ không chỉ vận hành trung tâm dữ liệu mà còn hoạt dộng như một trung tâm ủy thác dữ liệu; và điều này sẽ được quản lý bởi công ty T-Systems. Từ đó đảm bảo cho khách hàng sử dụng dịch vụ đám mây tuân thủ theo những quy định bảo vệ dữ liệu của CHLB Đức và ngăn ngừa những cơ quan điều tra nước ngoài nhòm ngó.

Amazon Web Services (AWS) bắt đầu hoạt động trên thị trường Đức từ năm 2014. AWS cung cấp dịch vụ mở rộng tài nguyên máy tính bằng những dịch vụ lưu trữ đa dạng. Ví dụ, những công ty có thể điều chỉnh dung lượng máy tính và dung lượng truy cập lưu trữ của dữ liệu tùy theo ý muốn. Hơn nữa, họ có thể cài đặt và vận hành mối liên hệ giữa mạng lưới dữ liệu và tạo thông tin trực tuyến cho nhân viên của họ.

* CMR: Customer Relationship Management

Để xem các tin bài khác về hội chợ Cebit 2017, hãy nhấn vào đây.

technologymag-thinh-le

 

(Nguồn: CeBIT/ www.cebit.com)

Bình luận hay chia sẻ thông tin