Quy tắc an toàn khi sử dụng máy nén khí

Tháng Tư 03 08:00 2014

Máy nén khí là các máy móc (hệ thống cơ học) có chức năng làm tăng áp suất khí. Máy nén khí có rất nhiều công dụng, chúng có mặt trong hầu hết các ngành công nghiệp như in ấn, bao bì, thực phẩm, dệt, gỗ,… Máy nén khí là một “mắt xích” quan trọng trong các hệ thống công nghiệp sử dụng khí ở áp suất cao để vận hành các máy móc khác.

Sau đây là một số quy tắc an toàn khi sử dụng máy nén khí

1. Môi trường đặt máy nén khí là để trong phòng rộng rãi, đủ ánh sáng, có cửa thông gió, môi trường không quá nóng (<400C), không có bụi, có quạt mát.

2. Máy nén khí phải đặt xa nguồn nhiệt ít nhất 5m, cũng như không đặt máy ở những vùng có những khí có thể tự cháy hoặc những hỗn hợp dễ bốc cháy dễ gây nỗ.

3. Sử dụng bảo hiểm đai để kín hoàn toàn dây đai và có thể đặt hướng về phía bức tường, khoảng cách tối thiểu thuận tiện cho việc bảo dưỡng là 2 feet (khoảng 610mm)

4. Mặt bằng đặt máy phải sạch sẽ khô ráo, không có dầu mỡ và hóa chất dễ cháy.

Quy tac an toan khi su dung may nen khi_01

5. Ngắt công tắc điện khi không làm việc để tránh máy khởi động ngoài mong muốn.

6. Chỉ những người có trách nhiệm, đã qua lớp huấn luyện an toàn và vận hành máy mới được phép sử dụng máy.

7. Không cho phép đưa máy vào hoạt động khi chưa lắp hệ thống bảo vệ dây curoa truyền động, khi van an toàn không hoàn hảo, khi áp kế và rơle áp suất không chính xác.

8. Việc nối điện cho động cơ vào mạng điện phải được thực hiện qua cầu dao đóng ngắt điện có nắp bảo vệ.

9. Động cơ điện phải được nối tiếp đất hoặc nối không.

10. Không để áp suất và công suất thiết bị dao động đột ngột. Nghiêm chỉnh thực hiện quy trình vận hành và xử lý sự cố theo quy tắc về an toàn lao động.

11. Không được tự ý dời chỗ máy và sử dụng máy vào mục đích khác mà không được sự đồng ý của người quản lý phụ trách phân xưởng.

12. Khi có hư hỏng ở các bộ phận chịu áp lực, phải báo cho bộ phận có trách nhiệm sửa chữa, không được tự ý sửa chữa.

13. Cho phép đặt bình dưới mặt đất nhưng phải bảo vệ không được ngập nước hoặc không bị gỉ mòn và phải có lối đi đến các bộ phận của bình để kiểm tra, thao tác vận hành.

14. Xả hết áp lực khí nén trong hệ thống trước khi bảo trì sửa chữa đề đảm bảo an toàn.

15. Khi lắp điện không được bỏ qua rơ le bảo vệ dòng quá tải của động cơ.

16. Không được thay đổi việc cài đặt làm ảnh hưởng tới hoạt động của van an toàn. Khi neo móc thiết bị để di chuyển không làm quá căng quá các đường ống, dây điện hay bình chứa.

Những yêu cầu trong quá trình vận hành máy nén khí

1. Không sửa chữa bình và các bộ phận chịu áp lực của bình trong khi bình làm việc.

2. Nguyên cấm sử dụng bất cứ biện pháp gì để tăng thêm tải trọng  của van an toàn trong khi bình hoạt động.

3. Ngưng toàn bộ hoạt động của bình trong các trường hợp sau:
– Khi áp suất bình tăng quá áp suất cho phép
– Khi các cơ cấu an toàn không hoạt động hoàn hảo
– Khi phát hiện thấy trong các bộ phận cơ bản của bình có vết nứt, chổ phồng, thành bình bị gỉ mòn đáng kể, xì hơi hoặc chảy nước ở các mối hàn, rò rỉ các mối nối bằng bulong hoặc đinh tán, các miếng đệm bị xơ …
– Khi xảy ra cháy trực tiếp đe dọa bình đang có áp suất
– Khi áp kế hư hỏng
– Khi các nắp, các cửa không hoàn hảo, các chi tiết bắt chặt nắp bình bị hư hỏng hoặc không đủ số lượng
– Khi các dụng cụ kiểm tra đo lường, các cụm cơ cấu an toàn hư hỏng hoặc thiếu so với qui định.

 (Nguồn: cmfvietnam.com)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Article "tagged" as:
  Categories: