Khả năng cạnh tranh của năng lượng gió

Tháng Chín 26 09:00 2013

Trong mối quan hệ giữa sản xuất điện với phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường, những gì diễn ra trong xu thế phát triển toàn cầu đã minh chứng rằng cách làm chủ quan, nóng vội và thiếu cân nhắc trong đánh giá tác động môi trường đều phải trả giá quá đắt cho những thảm họa khôn lường của những năm sau. Đi tìm sự hài hòa giữa phát triển điện năng với tăng trưởng kinh tế  và bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách. Nó không chỉ đặt ra ở tầm quốc gia, khu vực mà mang ý nghĩa hợp tác toàn cầu.

Nang luong gio_02

Năng lượng gió

Tổng quan về nguồn điện hiện nay tại Việt Nam

Tổng công suất đặt các nguồn điện trong hệ thống điện quốc gia tính đến hết năm 2011 là 24.559MW (bao gồm 23.559MW công suất các nhà máy điện và 1.000MW nhập khẩu từ Trung Quốc), trong đó thủy điện chiếm tỷ trọng cao nhất (41,2%), nhiệt điện khí chiếm tỷ trọng thấp nhất (1,9%) trong 23.559 MW tổng công suất các nhà máy điện, Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN sở hữu 100% vốn, hoặc giữ cổ phần chi phối các nhà máy điện, có tổng công suất là 14.026 MW, chiếm 57,1%; các nguồn điện BOT nước ngoài là 2.265 MW, chiếm khoảng 9,2%, và các nguồn IPP trong nước (do các tổng công ty, tập đoàn Nhà nước, các nhà đầu tư tư nhân nhỏ lẻ khác) là 7.269 MW, chiếm tỷ trọng 33,7%. Cụ thể, phân loại nguồn điện loại hình và theo chủ sở hữu như hình sau:

Phân loại nguồn điện theo loại hình sản xuất

STT Vùng Mật độ NLMT (Kcal/cm2.năm) Số giờ nắng trung bình (giờ/năm)
1 Đông Bắc 100 – 125 1.500 – 1.700
2 Tây Bắc 125 – 150 1.750 – 1.950
3 Bắc Trung Bộ 140 – 160 1.700 – 2.000
4
4 Nam Trung Bộ và Tây Nguyên 150 – 175 2.200 – 2.600
5 Nam Bộ 130 – 150 2.200 – 2.500

• Vùng Đông Bắc có NLMT thấp nhất.

• Tây Bắc và Bắc Trung bộ: khá.

• Từ Đà Nẵng trở vào: NLMT có tiềm năng rất tốt.

Nói chung NLMT ở Việt Nam có tiềm năng tốt và có khả năng khai thác ứng dụng hiệu quả. Tuy nhiên, hiện nay suất vốn đầu tư còn khá cao, khoảng 4 triệu – 5 triệu USD cho 1MW công suất đặt, trong khi đó các nhà máy điện truyền thống sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hoặc thủy điện lớn chỉ khoảng 0,8 đến 1,4 triệu USD cho 1MW công suất đặt.

Theo ý kiến của nhiều chuyên gia, trước thập kỷ thứ hai của thế kỷ này, các nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời chưa có đủ sức cạnh tranh trên thị trường Việt Nam.

Tổng quan về điện gió ở Việt Nam

Theo các kết quả đánh giá tiềm năng gió của Ngân hàng Thế giới (2001) thông qua một nghiên cứu được thực hiện cho bốn quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được xác định là quốc gia có tiềm năng gió lớn nhất so với các nước láng giềng trong khu vực như: Lào, Campuchia và Thái Lan. Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam được ước tính vào khoảng 513,360 MW, cao hơn gấp sáu lần so với tổng công suất dự báo của ngành điện vào năm 2020.

Trong đó, những khu vực hứa hẹn nhất cho phát triển điện gió chủ yếu nằm ở các vùng ven biển và cao nguyên miền nam Trung bộ và miền Nam của Việt Nam.

Cũng theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, ước lượng khoảng 8,6% tổng 3 diện tích lãnh thổ Việt Nam có tiềm năng gió với mức từ “cao” đến “rất cao”, phù hợp cho việc triển khai tuabin gió cỡ lớn (với tốc độ gió trên 7 m/s).

Trong giai đoạn 2005 – 2030, nhu cầu năng lượng của Việt Nam sẽ tăng 4 lần. Nhu cầu điện của Việt Nam tăng 10%/năm, đến năm 2025. Do đó, Chính phủ Việt Nam đã nhận thấy tầm quan trọng của năng lượng tái tạo và lập tổng sơ đồ phát triển năng lượng tái tạo dài hạn. Ngoài ra, phát triển Năng lượng tái tạo ở Việt Nam còn mang lại nhiều lợi ích như, kích thích phát triển nông thôn và tạo các cơ hội việc làm, cải thiện đường xá nông thôn, giảm nhiệt điện, do đó giảm chi phí môi trường từ các dự án sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Trong trường hợp phát triển điện gió, Việt Nam có tiềm năng gió cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tổng tiềm năng năng lượng gió là 1.750MW. Tốc độ gió trung bình ở khu vực có gió tốt là 6m/s ở độ cao 60m.

Tiềm năng gió cao hơn ở miền Trung và miền Nam của đất nước (đặc biệt ở Tây Nguyên, hải đảo và các khu vực ven biển), tương ứng khoảng 880MW và 855MW. Ở miền Bắc, tiềm năng khoảng 50MW. Hiện nay, có một trang trại điện gió với tổng công suất 30 MW đang vận hành và một trang trại điện gió công suất 90 MW đang xây dựng.

Chính phủ và nhân dân bày tỏ sự ủng hộ phát triển điện gió, đặc biệt năng lượng gió sẽ đáp ứng nhu cầu điện đang tăng nhanh. Khung thể chế cho phát triển năng lượng tái tạo đang được xây dựng. Mục tiêu của phát triển điện gió ở Việt Nam là 5% trong tổng sản lượng điện vào năm 2020 và 11% vào năm 2050.

Một nội dung chính của cơ chế khuyến khích được phê duyệt để thúc đẩy phát triển điện gió là giá điện quy định (FIT). FIT bằng 7,8 US cent/kWh. Trong đó, EVN có nghĩa vụ mua điện từ các dự án điện gió ở mức giá 6,8USc/kWh. Bù giá từ ngân sách Nhà nước cho chủ đầu tư dự án điện gió là 0,1UScent/ kWh (từ Quỹ bảo vệ Môi trường Việt Nam). Ngoài ra, cơ chế hỗ trợ này cũng bao gồm giảm và miễn thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, phí sử dụng đất, VAT và phí môi trường.

Tóm lại, những bước đầu tiên và những khuyến khích đã được thực hiện đối với phát triển điện gió trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên, có nhiều việc cần phải làm trước khi năng lượng gió đóng vai trò quan trọng trong phát triển năng lượng bền vững ở Việt Nam trong tương lai. Đã có ý chí chính trị, nhưng cần nhiều hơn những biện pháp cụ thể trong các năm tới cho phát triển điện gió ở Việt Nam.

Tại thời điểm hiện nay, phong điện có nhiều lợi thế cạnh tranh, với các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch hay thủy điện lớn hơn nhà máy điện sử dụng năng lượng mặt trời. Ước tính suất chi phí đầu tư khoảng 2 đến 2,5 triệu USD cho 1MW công suất đặt… hiện nay, công suất đặt của điện gió là 30MW, tương đương dưới 1% so với tổng công suất của hệ thống điện Việt Nam.

(Nguồn hiendaihoa.com)

Bình luận hay chia sẻ thông tin