Loạt ảnh giới thiệu các phòng thí nghiệm hạt nhân quốc gia Mỹ

Tháng Một 16 14:00 2018

1. Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne (Argonne national laboratory), tại Lemont, Ilinois
Phòng thí nghiệm thực hiện việc chuyển đổi năng lượng tương đương 20.000 đầu đạn hạt nhân thành nhiên liệu tạo điện cho nước Mỹ. Phòng thí nghiệm nghiên cứu các lĩnh vực: năng lượng hạt nhân, giám định hạt nhân, chống phổ biến hạt nhân, lưu trữ năng lượng, tính toán hiệu năng cao (high performance computing), an ninh quốc gia, động cơ, nhiên liệu thay thế, khoa học môi trường, vật lý, khoa học hóa học và sinh học.

2. Phòng thí nghiệm quốc gia Idaho (Idaho national laboratory), tại Idaho Falls, Idaho
Phòng thí nghiệm mô phỏng (The human system simulation laboratory) điều khiển hạt nhân ảo, có chức năng kiểm tra các công nghệ mới một cách an toàn. Phòng thí nghiệm nghiên cứu khoa học hạt nhân và kỹ thuật, chống phổ biến hạt nhân, nghiên cứu và kiểm tra an toàn quốc gia, hệ thống lò phản ứng, hệ thống bảo vệ và theo dõi nhà máy, quản lý chất thải hạt nhân, và phát triển môi trường bền vững.

3. Phòng thí nghiệm Jefferson (Jefferson laboratory), tại Virginia
Phòng thí nghiệm Jefferson dựa trên gia tốc của hạt điện tử (continuous electron beam accelerator) nghiên cứu về: hạt nhân nguyên tử, thí nghiệm vật lý hạt nhân, máy tính và lý thuyết vật lý hạt nhân, khoa học gia tốc, chất làm lạnh, công nghệ vô tuyến siêu dẫn, máy dò bức xạ, thiết bị ghi hình y khoa và laser điện tử tự do.

4. Phòng thí nghiệm Lawrence Livermore (Lawrence Livermore national laboratory), tại Livermore, California
Phòng thí nghiệm dựa vào lò phản ứng nhiệt hạch sử dụng laser cường độ cao, để nghiên cứu các vấn đề: kho lưu trữ vũ khí hạt nhân, chống phổ biến hạt nhân, lò phản ứng an toàn, an ninh quốc gia, tác dụng bức xạ và phản ứng nhiệt hạch, siêu máy tính, robot, khoa học khí hậu, khoa học vật liệu, thiết bị nano và hệ thống siêu nhỏ, khoa học địa lý và sinh học.

5. Phòng thí nghiệm Los Alamos (Los Alamos national laboratory) tại Los Alamos, New Mexico
Phòng thí nghiệm sử dụng tia X-quang để mô phỏng hiện tượng nổ súng, và nghiên cứu: dự án an ninh quốc gia và khoa học quân đội, hạt nhân và vật lý hạt nhân, gia tốc và điện động lực học, khoa học sinh học, sức khỏe và an toàn sinh học, khoa học hóa học, khoa học không gian và trái đất, kỹ thuật, plasma năng lượng cao, khoa học thông tin, máy tính và toán ứng dụng, khoa học vật liệu, vật lý thiên văn, vũ trụ học, cảm biến và hệ thống thông tin.

6. Phòng thí nghiệm Oak Ridge (Oak Ridge national laboratory) tại Oak Ridge, Tennessee
Lò phản ứng chất đồng vị mật độ cao (the high flux isotope reactor – HFIR) cung cấp một nguồn nơtron cường độ cao cho khoa học vật liệu, sinh học, vật lý và hóa học. Phòng thí nghiệm nghiên cứu: vật lý hạt nhân và động cơ, công nghệ năng lượng hạt nhân, khoa học và công nghệ nhiệt hạch, lò phản ứng và các công nghệ tái chế nhiên liệu hạt nhân; khoa học vật liệu và kỹ thuật, máy tính và khoa học máy tính, sự tán xạ, khoa học và công nghệ nơtron, nghiên cứu sinh học và môi trường, hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo.

7. Phòng thí nghiệm Princeton (Princeton Plaslma Physics laboratory), tại Plainsboro, New Jersey
Phòng thí nghiệm vật lý Plasma Princeton (PPPL) là phòng thí nghiệm thuộc Bộ Năng lượng Mỹ nghiên cứu về vật lý plasma và khoa học hợp hạch năng lượng, văn phòng được đặt ở phía bắc khu Đại học Princeton, New Jersey. Nhiệm vụ chính của PPPL là phát triển các hiểu biết khoa học và các phát minh then chốt có thể dẫn tới một nguồn năng lượng hợp hạch khai thác được.

8. Phòng thi nghiệm Pacific Northwest (Pacific Northwest national laboratory) tại Richland, Washington
Phòng thí nghiệm được trang bị máy hút chân không công suất cao, và “Low Temperature Scanning Probe microscope” giúp cho việc nghiên cứu phân tử khi phản ứng hóa học xảy ra. Các vấn đề nghiên cứu: ứng dụng khoa học công nghệ hạt nhân, hóa học và khoa học phân tử, an ninh mạng, khoa học hệ thống sinh học, khí hậu, khoa học lớp dưới bề mặt, kỹ thuật hóa học, khoa học và kỹ thuật vật liệu ứng dụng, và thống kê dữ liệu.

9. Phòng thí nghiệm Sandia (Sandia national laboratory) tại Albuquerque, New Mexico
Máy Z là máy phóng xạ mạnh nhất trên thế giới, nó được đặt tại phòng thí nghiệm Sandia, máy được sử dụng tạo nguồn năng lượng mạnh. Phòng thí nghiệm nghiên cứu: vũ khí hạt nhân, thiết bị phòng thủ, lò phản ứng hạt nhân an toàn, tác dụng của bức xạ, phản ứng nhiệt hạch, khoa học vật liệu, an ninh quốc gia, chống phổ biến hạt nhân, siêu máy tính và an ninh mạng, robot, khí hậu, an ninh cơ sở hạ tầng, các thiết bị nano và hệ thống siêu nhỏ, khoa học địa lý và khoa học sinh học.

10. Phòng thí nghiệm Savannah River (Savannah River national laboratory) tại Aiken, Nam Carolina
Phòng thí nghiệm có đủ đội ngũ chuyên môn xây dựng các cơ sở như cơ sở xử lý muối thải – SWPF (Salt waste processing facility), cũng như nhiên liệu hạt nhân. Phòng thí nghiệm nghiên cứu việc xử lý và bố trí các chất liệu hạt nhân, dò tìm hạt nhân, đánh giá và mô tả đặc tính hạt nhân, hệ thống xử lý, lưu trữ và vận chuyển/ di dời khí, giảm thiểu và khắc phục/ xử lý ô nhiễm môi trường.

(Theo Energy)

Bình luận hay chia sẻ thông tin