Singapore và tham vọng quốc gia thông minh đầu tiên trên thế giới

Tháng Bảy 19 07:30 2016

Singapore được biết đến như một trung tâm tài chính giàu có của toàn thế giới, với đường phố sạch sẽ và sự kiểm soát chặt chẽ về hành vi cá nhân, phải kể đến như lệnh hạn chế bán kẹo cao su để giữ gìn mỹ quan cho thành phố. Giờ đây, Đảo quốc Sư tử có lẽ sẽ sớm được người ta biết đến với một góc nhìn khác, thông qua nỗ lực trở thành quốc gia thông minh, có quy mô rộng lớn nhất nhằm thu thập dữ liệu sinh hoạt hàng ngày của người dân, đang được thực hiện bởi chính phủ quốc gia này.

Là một phần của chương trình “Quốc gia thông minh” đưa ra bởi Thủ tướng Lý Hiển Long vào cuối năm 2014, Singapore đang có kế hoạch triển khai vô số cảm biến và camera trên lãnh thổ của mình, cho phép chính quyền theo dõi tất cả mọi thứ, từ sự sạch sẽ của không gian công cộng cho đến mật độ của các đám đông, và những chuyển động chính xác của từng chiếc xe đã đăng ký.

Singapore-tham-vong-quoc-gia-thong-minh-dau-tien-1

Đây được xem là một nỗ lực sâu rộng có thể chạm vào cuộc sống của mỗi cư dân sinh sống trên đất nước gần 700 triệu km vuông, theo những cách không hoàn toàn rõ ràng, đến từ một danh sách dài các ứng dụng tiềm năng có thể không được biết đến, cho tới những hệ thống đã được thực hiện đầy đủ. Ví dụ, cơ quan chức năng Singapore đang phát triển hoặc sử dụng một hệ thống có thể cho biết khi nào mọi người đang hút thuốc trong khu vực cấm, hoặc xả rác từ nhà ở cao tầng. Nhưng các dữ liệu thu thập được trong giai đoạn tiếp theo và nó được sử dụng như thế nào, sẽ còn tiến xa hơn như vậy nữa.

Phần lớn các dữ liệu sẽ được đưa vào một nền tảng trực tuyến, gọi là “Virtual Singapore”, cung cấp cho chính phủ một cái nhìn chưa từng có vào cách đất nước đang vận hành trong thời gian thực, cho phép họ đưa ra dự đoán, chẳng hạn như làm thế nào các bệnh truyền nhiễm có thể lây lan, hoặc đám đông sẽ phản ứng như thế nào với một vụ nổ tại trung tâm mua sắm. Chính phủ cũng có kế hoạch chia sẻ dữ liệu, trong một số trường hợp, với khu vực kinh tế tư nhân.

Chỉ cần tìm kiếm
Các quan chức nói rằng chương trình được thiết kế để cải thiện dịch vụ của chính phủ thông qua công nghệ, kết nối tốt hơn với công dân họ, và khuyến khích các sáng kiến của những doanh nghiệp tư nhân. Ví dụ, các bộ cảm biến được triển khai bởi các công ty trong các Viện dưỡng lão sẽ cảnh báo cho gia đình của người lớn tuổi biết, nếu chúng ngừng chuyển động, và thậm chí ghi lại thông tin về những lần sử dụng nhà vệ sinh của các cụ nhằm mục đích theo dõi sức khỏe.

Tuy nhiên, chính phủ cũng cho biết các ứng dụng này chưa chắc khả thi khi hệ thống được thiết lập, và họ vẫn chưa quyết định sẽ đặt cảm biến ở những nơi nào, làm gia tăng mối quan tâm về tính riêng tư. Một phát ngôn viên cho rằng chính phủ sẽ chỉ triển khai các cảm biến khi họ nhận thấy có những lợi ích cụ thể cho công dân. Điều đó nghĩa là chính quyền Singapore sẽ không cho xây dựng hệ thống và thu thập dữ liệu người dân, trước khi quyết định phải làm gì với nó.

Bất kỳ quyết định sử dụng dữ liệu thu thập bởi các cảm biến Smart Nation cho thực thi pháp luật hoặc giám sát sẽ không theo luật pháp Singapore, vốn phải cần sự chấp thuận của tòa án hoặc tham khảo ý kiến công dân. Nếu mạng lưới bằng cách nào đó bị hack, bọn tội phạm tiềm năng có thể truy cập vào một kho dữ liệu về cuộc sống của người dân. “Một điều quan trọng ai cũng biết nhưng không tiện nói, chính là bảo vệ sự riêng tư và bảo đảm an ninh”, Vivian Balakrishnan – Bộ trưởng ngoại giao của Singapore, và cũng là người đứng đầu phụ trách dự án Smart Nation, cho biết.

“Chúng tôi không có câu trả lời”, mặc dù chính phủ vẫn đang nghiên cứu vấn đề này để đảm bảo duy trì sự riêng tư của người dân, ông nói. Chính phủ Singapore đã không tổ chức một cuộc thảo luận nào về vấn đề này, nhưng họ từng cho rằng dữ liệu sẽ được ẩn danh đến mức tối đa có thể, và đã có các biện pháp để bảo vệ chúng không bị rò rỉ.

Singapore-tham-vong-quoc-gia-thong-minh-dau-tien-2

Mặc cho các mối quan tâm về tính riêng tư và bảo mật vẫn còn đấy, dự án này dường như đang ngày càng phổ biến ở Singapore, nơi mà niềm tin vào chính phủ luôn vững chắc và người dân cũng đã chấp nhận các giới hạn về hành vi, bao gồm hạn chế về bài phát biểu công khai và báo chí, bù lại là một nhà nước hiệu quả hơn. “Tôi tin tưởng hệ thống ở đây”, Jerelyn Hew, 30 tuổi, làm việc cho một công ty dạy học trực tuyến, chia sẻ. Hew cho rằng cô rất mong muốn được hưởng lợi ích từ dự án, chẳng hạn như tìm bãi đậu xe dễ dàng hơn.

Các thành phố khác như New York hay Barcelona, đã sử dụng các cảm biến và mạng máy tính để phân tích những vấn đề như thói quen ngủ và thống kế các điểm đỗ xe sẵn có dành cho người dân. Nhưng những dự án này thường được triển khai trong một phạm vi hẹp và thường bị bưng bít trong các cơ quan, cá nhân hoặc tổ chức nghiên cứu.

Các dự án khác nhau được phối hợp thực hiện bởi văn phòng Smart Nation, nằm ngay trong văn phòng của Thủ tướng Lee, để thuận tiện cho các buổi làm việc với những cơ quan chính phủ có liên quan đến ý tưởng. Khoảng một chục dự án thử nghiệm đã được đưa ra cho đến thời điểm hiện tại, với nhiều mục tiêu đã được thực hiện một cách rộng rãi. Tổng chi phí không được tiết lộ. “Singapore đang làm cho họ đạt một mức độ hội nhập và quy mô chưa từng được thực hiện”, Guy Perry – giám đốc công ty thiết kế kỹ thuật Aecom (Los Angeles, Mỹ) nhận định.

Nó giúp chính phủ Singapore hoặc các công ty nhà nước sở hữu kiểm soát nhiều khía cạnh của cuộc sống, bao gồm cả mạng lưới giao thông công cộng và nhà ở. Hơn 80% trên tổng số 5,5 triệu người dân Singapore hiện đang sinh sống trong các ngôi nhà thuộc chính phủ.

Quả cầu pha lê kỹ thuật số
Nỗ lực trọng tâm của Singapore nằm ở một ‘quả cầu pha lê kỹ thuật số’, hoạt động như một phiên bản Tia X của Google Maps. Dữ liệu thu thập được từ các cảm biến sẽ đưa vào hệ thống này, lưu trữ kích thước chính xác của các tòa nhà, vị trí của các cửa sổ và các loại vật liệu xây dựng được sử dụng. Hệ thống này được xây dựng bởi Quỹ Nghiên cứu Quốc gia của Chính phủ Singapore, phối hợp với các doanh nghiệp tư nhân, các trường đại học và những cơ quan chính phủ khác.

Chính phủ cũng đã công bố một bản đồ trực tuyến 2D của Singapore, cho phép công chúng theo dõi các chỗ trống trong bãi đậu xe, cũng như mực nước lũ. Giới quan chức cho rằng dữ liệu bản đồ đóng gói sẽ giúp họ đưa ra quyết định tốt hơn, trong việc điều chỉnh các tuyến xe buýt sao cho thích hợp. Nó cũng có thể được sử dụng để xem sự ảnh hưởng của các tòa nhà chọc trời mới mọc, đến luồng gió hoặc các tín hiệu viễn thông, cũng như nguy cơ lan rộng của các bệnh truyền nhiễm vào các tòa nhà.

Singapore-tham-vong-quoc-gia-thong-minh-dau-tien-3Hệ thống thu phí đường bộ thông minh ERP của Singapore

Khi thu thập và phân tích một lượng khổng lồ dữ liệu như thế, các chuyên gia tin rằng những gì có thể làm với chúng thật sự khó mà tưởng tượng được. Ông Tim Greisinger, giám đốc quản lý của hãng International Business Machines tại Singapore, cho biết: “Bạn có thể làm gì khi bạn có nó? Các cơ hội là vô tận”. Một số công nghệ khác thuộc dự án Thành phố thông minh cũng đang được thử nghiệm, chẳng hạn như hệ thống máy ảnh phát hiện người đang hút thuốc trong khu vực cấm.

Trong một diễn biến khác không liên quan đến Smart Nation, năm ngoái, chính phủ Singapore cho biết họ đã ra quyết định phạt một người đàn ông 38 tuổi, với số tiền khoảng $14.000, sau khi ông này bị bắt gặp nhiều lần ném tàn thuốc ra khỏi căn hộ cao tầng của mình. Hình ảnh cởi trần của người này bị ghi lại bởi camera an ninh, và được đăng trên trang web của cơ quan môi trường quốc gia này.

Bên cạnh đó, Singapore cũng đã thử nghiệm một hệ thống sử dụng điện thoại thông minh của người dân để tính toán độ gập ghềnh khi họ tham gia những chuyến xe buýt, từ đó có thể chỉ ra các yêu cầu bảo trì đường bộ cần thiết. Những sáng kiến khác bao gồm việc bắt buộc lắp đắt các thiết bị liên kết vệ tinh, đối với tất cả các phương tiện đã đăng ký ở Singapore, cho phép thu phí đường bộ một cách chính xác và hiệu quả hơn. Mức phí này cũng sẽ thay đổi linh động trong suốt ngày, tùy thuộc vào điều kiện đường, như mật độ tham gia giao thông chẳng hạn.

Cảm biến cho người cao tuổi
Đã có các chương trình giám sát người cao tuổi, bắt đầu thử nghiệm vào năm 2014 và hoàn toàn tự nguyện. Các cảm biến lắp đặt sẽ có nhiệm vụ đo chuyển động trong nhà. Dữ liệu sau đó được xử lý bởi các công ty tư nhân do chính phủ lựa chọn. Nó có thể được truy cập, với sự cho phép các thành viên của gia đình hoặc những người chăm sóc. Mặc dù miễn phí cho những người tham gia thử nghiệm, khả năng là người dùng sẽ phải trả tiền cho dịch vụ này trong tương lai.

Singapore-tham-vong-quoc-gia-thong-minh-dau-tien-4

Doris Oo – một cư dân Singapore, cho biết cô đã sử dụng hệ thống khi thường xuyên phải ra khỏi nhà, để bà mẹ 79 tuổi của cô ở một mình trong căn hộ. Một hôm, cô nhận tin nhắn văn bản khi thông tin về các chuyển động của mẹ mình thay đổi, cho thấy một căn bệnh tiềm ẩn bất ngờ ập đến hoặc do nạn. “Nó thực sự làm tôi an tâm”, Oo nói. Cô nói rằng cô rất háo hức để tham gia vào các lĩnh vực khác của hệ thống, đồng thời chia sẻ cả cô ấy và mẹ đều không cảm thấy bị xâm phạm quyền riêng tư khi sử dụng dịch vụ.

(Nguồn: tinhte.vn)

Bình luận hay chia sẻ thông tin