Đường sắt cao tốc Kuala Lumpur, Malaysia nối kết Singapore

Tháng Mười Một 07 12:45 2015

Tuyến đường sắt cao tốc Kuala Lumpur (HSR – High Speed Rail) được đề xuất nhằm nối kết thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia với Singapore.

Duong-sat-cao-toc-Kuala-Lumpur-Malaysia-01Ga cuối HSR tại Bandar Malaysia, Kuala Lumpur

HSR sẽ là đường sắt cao tốc đầu tiên ở Đông Nam Á và là phương tiện chuyên chở hành khách công cộng nhanh nhất giữa hai đô thị lớn của khu vực.

Duong-sat-cao-toc-Kuala-Lumpur-Malaysia-02

Đường sắt nối kết Bandar Malaysia tại Kuala Lumpur với Đông Jurong, Singapore, có chiều dài khoảng 350 km. Tạo điều kiện cho các tuyến du lịch liền mạch giữa hai khu vực kinh tế phát triển, thời gian di chuyển được rút ngắn chỉ còn 90 phút.

Chính phủ hai nước Singapore và Malaysia đã chính thức thiết lập dự án từ năm 2013. Dự kiến công trình bắt đầu xây dựng từ năm 2017 và hoàn thành vào năm 2022.

Duong-sat-cao-toc-Kuala-Lumpur-Malaysia-03Ga cuối HSR ở Singapore tại Jurong Country Club (JCC), Đông Jurong

Thông tin chi tiết dự án
HSR có bảy trạm dừng, bao gồm hai ga cuối tại Bandar Malaysia và Đông Jurong, năm ga trung chuyển tại Seremban, Ayer Keroh, Muar, Batu Pahat và Nusajaya. Các dịch vụ đường sắt bao gồm các chuyến đi thẳng từ Malaysia đến Singapore, được dự kiến có bốn chuyến mỗi giờ.

Đường sắt bao gồm đường đôi ray tiêu chuẩn theo công nghệ đường sắt cao tốc. Các đoàn tàu dự kiến chạy với tốc độ 300 km/ giờ. Chuyến đi tốc hành chỉ trong 90 phút, trong khi các chuyến trung chuyển mất 120 phút trên cùng tuyến đường sắt.

Dự án sẽ hoàn thành trong bảy năm, gồm một năm thiết kế, một năm trình duyệt và năm năm xây dựng.

Vốn đầu tư
Vốn cho dự án khoảng 11 tỷ đô la, do hai chính phủ Malaysia và Singapore chi trả.

Các đối tác chính
Công ty MyHSR được thành lập để trở thành công ty sở hữu đường sắt HSR và có trách nhiệm phát triển dự án.

Ủy ban Giao thông vận tải công cộng Malaysia – SPAD (Suruhanjaya Pengangkutan Awam Darat) có nhiệm vụ hoạch định chính sách, và các quy định đối với đường sắt trong phạm vi đến biên giới Malaysia, trong khi Ủy ban Giao thông vận tải Singapore – LTA (Land Transport Authority) chịu trách nhiệm đến vùng biên giới Singapore.

Thông tin dự án
Với mục tiêu phát triển quốc gia năm 2020, Chính phủ Malaysia đã khởi xướng chương trình “Chuyển dịch kinh tế” (ETP – Economic Transformation Programme) từ năm 2010. Chương trình xác định 12 lĩnh vực kinh tế trọng điểm của quốc gia – NKEAs (national key economic areas) có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tổng thu nhập quốc gia – GNI (gross national income). Mỗi NKEA bao gồm các dự án trọng điểm – EPPs (Entry Point Projects), làm cho khu vực phát triển và gia tăng các cơ hội kinh doanh, tạo điều kiện cho ngành phát triển các chuỗi giá trị.

Hiện tại, có ba phương thức vận chuyển đi từ Kuala Lumpur đến Singapore: hàng không, đường bộ và mạng lưới đường sắt liên tỉnh. Các tuyến đường sắt vùng biên giới phía Nam đã có sự tăng trưởng số lượng hành khách, từ năm 2005 có 5,47 triệu hành khách/ km, đến năm 2011 tăng lên con số 7,45 triệu hành khách/ km. Chính vì thế cần có phương tiện vận chuyển nối kết hai đô thị giúp giảm tải cho các phương tiện hiện tại.

(Theo Railway Technology)

Bình luận hay chia sẻ thông tin