Hiện tượng squat ở tàu thủy

Tháng Bảy 16 12:45 2015

Squat là hiện tượng gia tăng mớn nước (hay còn gọi là sụt giảm chân hoa tiêu UKC) gây ra bởi chuyển động tương đối của thân tàu khi chạy xuyên qua vùng nước bao quanh. Hiện tượng này xảy ra cả khi tàu chuyển động lẫn khi tàu đứng yên trong dòng nước đang chảy.

Squat phụ thuộc vào vận tốc tàu và kích thước thân tàu thủy. Hiện tượng này đã được biết đến từ lâu nhưng ngày nay mới được lưu tâm vì các con tàu ngày càng có kích thước lớn và tốc độ cao, kế hoạch hành trình phải có lưu ý đến vấn đề này.

Khi tàu chuyển động thì nó có khuynh hướng đẩy một khối lượng vào khối nước ở phía mũi hoặc lái, tạo ra các dòng nước chảy qua hai bên mạn và phía dưới thân tàu để thay thế lượng nước bị thân tàu chiếm chỗ. Squat chính là lí do tại sao mớn tàu bình thường thì cân bằng nhưng khi chạy thì chúi lái. Giả sử tàu chạy tới trong các vùng nước hẹp và/hoặc nông, thì thể tích của các phần tử nước chảy ra phía sau gia tăng theo định luật Bernoulli do sự sụt giảm áp suất. Khi đó sinh ra hiện tượng tàu bị dìm lái theo chiều dọc – hiện tượng squat.

Hien-tuong-squat-o-tau-thuy-1

Các yếu tố ảnh hưởng đến squat:
– Độ sâu hiện tại
– Vận tốc hiện tại của tàu
– Hệ số khối Cb của tàu
– Các dòng chảy xung quanh tàu (nếu có)

Công thức tính squat khi tàu hành trình trong vùng nước không hạn chế (open waters):

Hien-tuong-squat-o-tau-thuy-2

Công thức tính squat khi tàu hành trình trong vùng nước hạn chế (confined waters):

Hien-tuong-squat-o-tau-thuy-3

Trong đó: V là vận tốc tàu (knots); Cb là hệ số khối

Để ngăn ngừa hiện tượng squat chỉ có cách giảm tốc độ tàu, qua tính toán cho thấy nếu giảm tốc độ tàu một nửa thì hiện tượng squat giảm một phần tư.

(Nguồn: vnseafarer.com)

 

Bình luận hay chia sẻ thông tin