NREL công bố lộ trình cắt giảm “chi phí gián tiếp” trong sử dụng năng lượng mặt trời trước năm 2020

Tháng Ba 23 09:00 2014

NREL là phòng thí nghiệm quốc gia của Bộ năng lượng Mỹ có chức năng nghiên cứu và phát triển hiệu quả năng lượng của Mỹ. NREL hoạt động cho Bộ Năng lượng của Liên minh vì năng lượng bền vững, LLC.

Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia thuộc bộ năng lượng Hoa Kỳ (NREL) công bố một báo cáo mới “Cost-Reduction Roadmap for Residential and Small Commercial Solar Photovoltaics 2013–2020” được đầu tư bởi Sunshot Initiative (phòng thí nghiệm quốc gia của Hoa Kỳ với chức năng nghiên cứu các phương pháp để cắt giảm chi phí tạo ra năng lượng mặt trời) và được trình bày bởi NREL and Rocky Mountain Institute (RMI). Báo cáo sử dụng bản phân tích tiêu chuẩn và biểu đồ của NREL nhằm đạt được mục tiêu giảm 0.65USD/W cho điện dân dụng và 0.44USD/W cho điện sản xuất trước năm 2020.

tau pin mat troi 8

Chi phí gián tiếp liên quan đến các chi phí ổn định hệ thống, chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm giấy phép, việc giám sát kiểm tra, kết nối mạng, các phí tổn, nhân công, quá trình tìm kiếm khách hàng và việc huy động vốn. Bài báo cáo nêu bật một số quá trình được phân loại như các chi phí gián tiếp, ví dụ như: giấy phép và việc kết nối mạng có thể không quan trọng trong định lượng giá điện nhưng lại rất tốn chi phí trong việc đưa ra các rào cản thương mại làm chậm sự triển khai lắp đặt tấm năng lượng mặt trời (PV).

 “Chi phí gián tiếp chiếm phần lớn cho chi phí năng lượng mặt trời dùng trong dân dụng và một phần cho các dự án sản xuất. Trong những năm gần đây chi phí gián tiếp vẫn còn khá cao, mặc dù có sự cắt giảm ấn tượng trong chi phí sản xuất trực tiếp.” Theo Jon Creyts – giám đốc chương trình tại RMI. “Cách thức cắt giảm chi phí gián tiếp cần phải được phát triển để đạt được mức giá mục tiêu mà SunShot Initiative đề ra”.

Chi phí gián tiếp chiếm khoảng 50% trong toàn bộ chi phí lắp đặt sử dụng năng lượng mặt trời dùng trong dân dụng và hơn 40% chi phí dùng trong sản xuất. Báo cáo đưa ra các chiến lược để vượt qua các rào cản thương mại và giảm chi phí thông qua bốn vùng then chốt: việc tìm kiếm khách hàng, giấy phép, việc giám sát và kiểm tra, kết nối mạng, nhân công và việc huy động vốn.

Lộ trình cũng tận dụng các phương pháp luận thích hợp từ ngành công nghiệp chất bán dẫn và silicon. Lộ trình cũng cung cấp toàn bộ các nghiên cứu từ phân tích thị trường và các cuộc phỏng vấn với các chuyên gia trong ngành gồm các nhà phân tích, chuyên gia tài chính, kỹ sư phần mềm và tổ chức công nghiệp – tất cả với mục đích là để tìm kiếm các cơ hội cắt giảm chi phí.

“Bài báo cáo trình bày lộ trình quốc gia nhắm đến cơ hội cắt giảm chi phí” theo Minh Le – Giám đốc phòng công nghệ năng lượng mặt trời của DOE. “Đối với lộ trình này và việc cải tiến trong tương lai là cần thiết để xác định hướng đi nhằm tối thiểu hóa chi phí trong việc lắp đặt sử dụng năng lượng mặt trời dùng trong dân dụng. Chúng ta cần kiên trì xác định thuận lợi và những thách thức to lớn.

Ví dụ, báo cáo xác định phương hướng để giảm sự tiêu dùng của khách hàng dân sự bằng cách sử dụng các phần mềm để cắt giảm tổng thời gian sử dụng, thiết kế các tấm khuôn để giảm chi phí thiết kế hệ thống, sử dụng các chiến lược nhắm đến khách hàng mục tiêu để gia tăng số lượng khách hàng mục tiêu tạo ra.

Bài báo cáo là loạt bài đầu tiên trong chuỗi theo dõi sự cắt giảm chi phí gián tiếp và định lượng những ảnh hưởng của quá trình đổi mới.

Các công việc trong tương lai sẽ xây dựng và hoàn thiện các tiêu chuẩn đánh giá chi phí gián tiếp, chiến lược cắt giảm chi phí và sự khác nhau giữa các thị trường về mặt địa lý với mục đích theo dõi và hỗ trợ hướng đến mục tiêu cắt giảm chi phí. Ngoài ra NREL và RMI đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện sáng kiến lập bản đồ phát triển công nghiệp theo định hướng bằng việc sử dụng làm việc theo nhóm để giảm chi phí gián tiếp và vượt qua các rào cản thương mại.

 Biên tập bởi TechnologyMAG.net – Tài Anh

(Theo NREL)

Bình luận hay chia sẻ thông tin