Hệ thống thả bè cứu sinh và quy trình thả

Tháng Chín 13 07:30 2016

Ưu điểm của bè cứu sinh so với xuồng cứu sinh là dễ dàng trong việc thả xuống trong tình huống khẩn cấp, bè cứu sinh tự động thổi phồng ngay khi tiếp xúc với nước biển. Bài viết này sẽ đế cập đến hệ thống thả bè cứu sinh và quy trình thả.

Bè cứu sinh trên một con tàu được thả bằng ba phương pháp:

1) Tự động bằng bộ nhả thủy tĩnh – Hydrostatic Release Unit (HRU)
2) Thả bằng tay
3) Thả bằng davit

Thả tự động bằng bộ nhả thủy tĩnh

HRU trên bè cứu sinh đóng vai trò quan trọng trong tình huống phải bỏ tàu. SOLAS(*) đã ghi rõ yêu cầu về cấu tạo và vị trí của HRU tại bè cứu sinh. Nguyên tắc làm việc của HRU:

– HRU hoạt động như một phương tiện kết nối giữa hộp chứa bè với boong tàu.
– HRU hoạt động dựa trên áp lực nước, khi tàu chìm dưới 4 mét nước thì HRU được kích hoạt.
– HRU được tích hợp một con dao sắc để cắt dây chằng quanh hộp chứa bè, nhưng vẫn giữ lại dây néo (painter).
– HRU được nối với hộp chứa bằng hệ thống dây chằng (lashing) có thể dễ dàng tháo ra nhanh chóng bằng móc trong trường hợp cần thả bằng tay.
– HRU được nối với một điểm chắc chắn trên boong bằng một weak link.
– Khi tàu chìm, HRU cắt sợi dây và hộp chứa nổi lên mặt nước, đồng thời bè được thổi.

He-thong-tha-be-cuu-sinh_01

He-thong-tha-be-cuu-sinh_02

Quy trình thả bè cứu sinh bằng tay

– Kiểm tra đoạn cuối của dây néo (painter) được buộc vào một điểm chắc chắn trên boong tàu hay chưa.
– Tháo dây chằng trên hộp chứa bè.
– Đảm bảo dưới mạn chuẩn bị thả không có chướng ngại.
– Hai người bưng hai đầu hộp chứa và ném xuống biển.
– Đảm bảo dây néo vẫn còn buộc vào điểm ở trên tàu, tránh cho bè bị trôi ra xa.
– Giật mạnh dây néo để bơm phồng bè.
– Bè cứu sinh cần 20 đến 30 giây để phồng.
– Lên bè cứu sinh từng người một bằng thang hoặc dây thừng.
– Đề phòng các vật sắc nhọn làm hư hại đến bè cứu sinh.
– Khi tất cả mọi người đã lên bè, điểm danh, cắt dây néo bằng dao.

Thả bè bằng davit

– Tháo dây chằng và tháo hộp chứa khỏi HRU bằng cách mở móc khóa hoặc vít.
– Buộc đoạn cuối của dây néo vào một điểm chắc chắn trên boong tàu.
– Giữ hộp chứa mở và móc cẩu davit vào mắt nối trên hộp chứa.
– Cẩu hộp chứa lên và đặt ở vị trí khu vực lên xuống.
– Kéo dây néo để thổi bè lên, kiểm tra cẩn thận bè cứu sinh.
– Lên bè, không mang giày và các vật sắc nhọn.
– Sau khi mọi người lên hết, kiếm tra chướng ngại phía dưới nước, thả các dây buộc (securing line).
– Một người ở trong bè tháo móc nối với davit khi bè đã ở trên mặt nước.
– Người điều khiển cẩu davit sẽ lên bè bằng cách nhảy xuống biển, xuống bè hoặc các phương pháp khác nếu thấy phù hợp.
– Cắt dây néo bằng dao.

(Nguồn: dieukhientaubien.net)

Chú thích:
*SOLAS-74: Công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển, được xem là một trong những hiệp định quốc tế quan trọng nhất liên quan đến tàu buôn, do Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), cơ quan phụ trách hàng hải của Liên Hợp Quốc soạn thảo.

Bình luận hay chia sẻ thông tin