Bảo dưỡng công nghiệp và các phương thức bảo dưỡng công nghiệp

Tháng Chín 19 07:45 2015

Bảo dưỡng công nghiệp đóng vai trò quan trọng với các nhà máy, giúp duy trì hoạt động của doanh nghiệp, giảm chi phí phát sinh do sự cố máy móc. Vậy bảo dưỡng công nghiệp là gì?

Định nghĩa theo tiêu chuẩn AFNOR NFX 60.010 thì bảo dưỡng công nghiệp là mọi việc làm có thể nhằm duy trì hoặc khôi phục một thiết bị tới một điều kiện nhất định để có thể tạo ra sản phẩm theo mong muốn.

Ảnh minh họa

Bảo dưỡng công nghiệp có vị trí vô cùng quan trọng:

– Bảo dưỡng đảm bảo sự sẵn sàng hoạt động với mục tiêu không sự cố trong khuôn khổ tổng chi phí nhất định.

– Bảo dưỡng đảm bảo an toàn cho người và tài sản, tránh nguy cơ sự cố khi hệ thống đang hoạt động.

– Bảo dưỡng đảm bảo nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Xu hướng nhắm đến hệ thống công cụ cạnh tranh không sự cố, không chậm trễ đòi hỏi doanh nghiệp phải thường xuyên dự báo được độ tin cậy của máy.

Các phương thức bảo dưỡng công nghiệp

1. Sửa chữa, tân tạo sau khi máy hỏng (Breakdown maintenance)
Phương pháp: sử dụng máy cho tới khi hỏng, chỉ có bảo dưỡng đơn giản như tra, thay dầu, mỡ và sửa chữa, tân tạo lại máy sau khi hỏng. Đây là phương thức thường được áp dụng trong những cơ sở sản xuất nhỏ. Tuy nhiên, về lâu về dài, đây lại là phương thức tốn kém nhất.

Ưu điểm:
– Tận dụng tối đa thời gian sử dụng máy
– Giảm đầu tư ban đầu
– Không cần có xưởng bảo dưỡng

Nhược điểm:
– Thụ động, lịch trình sản xuất không được đảm bảo
– Chi phí sửa chữa cao về nhân lực và phụ tùng thay thế
– Có thể dẫn tới hư hỏng toàn bộ và phải thay thế máy mới

2. Bảo dưỡng định kỳ (Periodic shutdown maintenance)
Phương pháp: dựa theo thông số kỹ thuật của nhà chế tạo thiết bị và tình trạng sử dụng, thay thế bắt buộc các chi tiết máy theo lịch trình cố định. Đây là phương thức bảo dưỡng tiêu chuẩn, sử dụng phần mềm vi tính quản trị, áp dụng trong các xí nghiệp có xưởng bảo dưỡng.

Ưu điểm:
– Chủ động về lịch trình sản xuất
– Độ an toàn máy móc tương đối cao

Nhược điểm:
-Ttốn kém, phụ tùng còn tốt vẫn phải thay thế
– Giảm thời gian sử dụng máy
– Có thể có tình trạng máy hỏng trước thời hạn bảo dưỡng

Ảnh minh họa

3. Bảo dưỡng theo tình trạng máy (Condition based maintenance)
Phương pháp: kiểm soát thường trực hoặc định kỳ để xác định tình trạng máy, chỉ lên kế hoạch dừng máy để xử lý dung sai (ví dụ độ lệch tâm hay mất cân bằng), hoặc thay thế và sửa chữa sau khi chuẩn đoán chính xác tình trạng máy trước khi máy hỏng. Đây là phương pháp tối ưu, thường được áp dụng trong các nhà máy đòi hỏi tính an toàn máy cao và hoạt động liên tục 24/24h như hoá chất, điện lực, xi măng,…

Ưu điểm:
– Đảm bảo an toàn máy, nhất là cho các thiết bị quan trọng
– Chủ động và đảm bảo lịch trình sản xuất
– Khai thác tối đa công suất và thời gian sử dụng máy
– Tiết kiệm, chỉ sửa chữa hay thay phụ tùng tùy theo tình trạng, giảm chi phí nhân công và vật tư

Nhược điểm:
– Chi phí đầu tư cao về thiết bị và kiểm soát an toàn, phân tích, và xử lý độ rung động như chỉnh lệch tâm, cân bằng động
– Đòi hỏi có đội ngũ cán bộ bảo trì có trình độ cao, hoặc phải sử dụng công ty chuyên trách bên ngoài

(Nguồn: techftc.com)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Article "tagged" as:
  Categories: