Bảo vệ khí hậu: Con đường dẫn đến nền kinh tế tuần hoàn

Tháng Mười Một 30 07:00 2020

Quá trình chuyển đổi năng lượng sang các dạng năng lượng tái tạo, sử dụng tài nguyên bền vững hơn và giảm triệt để mức độ phát thải carbon đóng vai trò rất quan trọng cho cuộc sống của chúng ta ngày nay. Có thể thấy, thế hệ trẻ ngày nay đang thực hiện nhiều phong trào có ý nghĩa cho môi trường, điển hình phong trào yêu cầu hành động chống sự biến đổi khí hậu “Fridays for Future” (tạm dịch: Thứ Sáu cho tương lai) do Greta Thunberg khởi xướng đã thu hút được sự tham gia của hàng triệu người trên toàn thế giới. Phong trào này đã thành công trong việc giúp vấn đề biến đổi khí hậu được giới chính trị và cộng đồng đặc biệt chú ý.

Do bản chất sử dụng nhiều năng lượng, ngành công nghiệp trở thành một trong những lĩnh vực hết sức quan trọng của công cuộc chống biến đổi khí hậu. Vấn đề môi trường là một thách thức gây cản trở cho ngành công nghiệp suốt thời gian qua. Nhìn lướt qua lịch sử của Hannover Messe (Hội chợ hàng đầu thế giới về Công nghệ và Máy móc công nghiệp) trong hai thập kỷ qua, các chủ đề liên quan đến năng lượng luôn được ưu tiên cao, bao gồm hiệu quả năng lượng và tài nguyên, các dạng năng lượng tái tạo và chuyển động xanh. Hiện tại, áp lực này thậm chí còn nặng nề hơn khi ngành công nghiệp đang phải đảm nhận nhiệm vụ giảm lượng khí thải carbon. Có thể thấy, đây là lúc các công ty sản xuất cần có một chiến lược đúng đắn để phát triển những quy trình sản xuất bền vững và hiệu quả hơn mà không mắc sai lầm.

Tại Hannover Messe, các chủ đề thường đề cập đến những hành động nhỏ cho đến những chiến lược bảo vệ môi trường mang tầm nhìn lớn, ví dụ như: tạo ra các quy trình tiết kiệm tài nguyên, các sản phẩm bền vững, vật liệu cấu trúc nhẹ, cung cấp năng lượng phi tập trung, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và xây dựng nền kinh tế tuần hoàn, v.v. Tất cả đều là những đòn bẩy có thể thực hiện để biến giấc mơ bảo vệ môi trường trở thành hiện thực.

Kinh tế tuần hoàn (tiếng Anh: circular economy) là một mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường. Các hệ thống tuần hoàn áp dụng các quy trình tái sử dụng (Reuse) thông qua chia sẻ (Sharing), sửa chữa (Repair), tân trang (Refurbishment), tái sản xuất (Remanufacturing) và tái chế (Recycling) nhằm tạo ra các vòng lặp kín (close-loops) cho tài nguyên sử dụng trong hệ thống kinh tế nhằm giảm đến mức tối thiểu số lượng tài nguyên sử dụng đầu vào và số lượng phế thải tạo ra, cũng như mức độ ô nhiễm môi trường và khí thải.

Mục đích của kinh tế tuần hoàn là nhằm kéo dài thời gian sử dụng các sản phẩm, trang bị và cơ sở hạ tầng nhằm tăng năng suất của các tài nguyên này. Tất cả các “phế thải” của một quy trình sản xuất tiêu dùng đều nên được xem như nguyên vật liệu của các quy trình sản xuất tiêu dùng khác, bất kể đó là sản phẩm phụ hay tài nguyên được thu hồi từ một quy trình công nghiệp khác hay tài nguyên được tái sinh cho môi trường tự nhiên (ví dụ như thông qua quá trình ủ phân chất thải hữu cơ).

Cách tiếp cận này là tương phản với mô hình mô hình kinh tế tuyến tính (tiếng Anh: linear economy) đang được phổ biến rộng rãi. Trong mô hình kinh tế tuyến tính, các tài nguyên chỉ di chuyển theo một chiều, từ khai thác tài nguyên, sản xuất, đến vất bỏ sau tiêu thụ, dẫn đến việc lãng phí tài nguyên và tạo ra một lượng phế thải khổng lồ.

Những người đề suất khái niệm kinh tế tuần hoàn cho rằng xây dựng thế giới bền vững không có nghĩa là phải giảm chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng và sự phát triển bền vững có thể đạt được mà không làm phát sinh thua lỗ hay chi phí phụ cho các nhà sản xuất với lập luận rằng các mô hình kinh doanh tuần hoàn có thể mang lại lợi nhuận như các mô hình tuyến tính, đồng thời vẫn cho phép người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tương tự.

Để xem các tin bài khác về “Bảo vệ môi trường”, hãy nhấn vào đây.

Muc tieu tro thanh mot trong nam nen kinh te hang dau the gioi cua Indonesia

 

(Nguồn: Katja Wohlers/ Hannover Messe / Wikipedia)

Bình luận hay chia sẻ thông tin