[CEBIT 2018] Cổ phiếu blockchain: Chúng ta nên đầu tư vào đâu?

Tháng Bảy 10 07:00 2018

Hội chợ CEBIT 2018 – sự kiện thường niên lớn nhất và quan trọng nhất thế giới trong ngành Công nghệ thông tin và Truyền thông đã mở cửa tại trung tâm hội chợ tp. Hannover, CHLB Đức từ ngày 11-15/06/2018. Nhằm giúp Quý vị có cái nhìn rõ nét hơn tại sự kiện này, chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu một số chủ đề quan trọng của CEBIT 2018 tại technologyMAG.net

Sự kiện CEBIT năm nay đã giới thiệu hàng loạt đổi mới so với những năm trước bao gồm hội chợ, hội nghị và kết nối kinh doanh, nhăm đáp ứng xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0, CEBIT 2018 có 4 chủ đề chính: d!conomy; d!tec; d!talk và d!campus. Trong đó d!conomy là nơi dành riêng cho việc số hóa doanh nghiệp và chính phủ; d!tec, tập trung vào tương lai kỹ thuật số và các sản phẩm công nghệ mới nổi. d!talk bao gồm các buổi hội thảo trao đổi về vấn đề kinh tế, chính trị và xã hội phát sinh từ xu hướng số hoá. d!campus sẽ là nơi gặp gỡ giữa các doanh nghiệp toàn cầu trong không gian thoải mái với ẩm thực và những buổi biểu diễn âm nhạc.

Các đơn vị tiền tệ điện tử như Bitcoin, Ethereum và Ripple đã thu hút được nhiều sự chú ý trong thời gian vừa qua. Mức giá của chúng một lần nữa đang ở trạng thái cao ngất ngưỡng.

Tổng vốn đầu tư hiện tại của lĩnh vực này đang là 140 tỉ đô la so với mức 16 triệu đô la vào tháng 1 năm 2017 vừa qua.

Mặc dù những chú ý từ phía truyền thông dành cho tiền điện tử ngày càng gia tăng, hiện tại có rất ít thảo luận về nền tảng công nghệ đã làm tiền điện tử trở thành hiện thực: Blockchain. Blockchain là một hệ thống kiểm toán điện tử đã và đang thu nhận những giao dịch một cách chính xác và lưu trữ từng thay đổi mới thành một khối (block). Sau đó liên kết từng khối lại với nhau, mà trong đó mỗi khối mới sẽ chứa tất cả các thông tin của các khối cũ cộng với những thay đổi mới, tạo thành mội chuỗi (chain) – và đây là khởi nguồn cho cái tên Blockchain. Blockchain được lưu trữ cục bộ và đồng thời xuyên suốt tất cả các máy tính trên thế giới. Do đó, việc chỉnh sửa và thao túng Blockchain là điều gần như không thể.

Các tên tuổi lớn đang mở đường cho nền công nghệ mới

Những công ty lớn như Apple, Google, và đặc biệt là IBM và Microsoft, cũng như một phần lớn các công ty trong lĩnh vực ngân hàng, đã sử dụng công nghệ blockchain một thời gian dài.

Cùng với những tên tuổi lớn, đã có rất nhiều sáng chế mới dựa trên công nghệ blockchain. Một ví dụ điển hình chính là công ty điện toán đám mây Sia Cloud. Công nghệ Sia đã tạo ra một điện toán đám mây có sẵn và phân tán hoàn toàn nhưng lại có một hệ thống bảo mật rất cao cùng với giá thành hấp dẫn. So với các sản phẩm khác như Amazon S3 (115 đô la/tháng), Google Cloud (100 đô la/tháng) và Microsoft Azure (120 đô la/tháng), thì Sia cung cấp cùng lượng bộ nhớ nhưng chỉ với 5 đô la/tháng.

Làm sao chúng ta có thể tham gia cùng với giả thuyết blockchain để đi xa hơn những nền công nghệ tiên tiến hiện tại? Có một cách để làm điều này, đó chính là đầu tư vào tiền điện tử; hoặc một cách khác là đầu tư cổ phiếu vào công nghệ blockchain. Sự phức tạp của các cổ phiếu này phụ thuộc vào cách mà các nhà môi giới chào bán chúng. Không phải tất cả các nhà môi giới đều niêm yết cổ phiếu blockchain, đã có nhiều trải nghiệm tốt được nhắc đến với dịch vụ môi giới miễn phí tại Comdirect và ING-Diba.

Hiện tại, chủ đề về cổ phiếu blockchain có thể được chia làm hai lĩnh vực:

Những công ty khởi nghiệp và công ty đầu tư cố vấn chuyên ngành có nguồn vốn điều lệ thấp đến ngày nay:

– Tập đoàn Bitcoin SE là một công ty cố vấn với tập trung chuyên môn về các mô hình kinh doanh sáng tạo, mang tính đột phá, các công nghệ về tiền điện tử và blockchain. Tập đoàn Bitcoin SE sỡ hữu 100% cổ phiếu trong Bitcoin Deutschland AG. Đây là công ty duy nhất tại Đức được cấp pháp trao đổi giao dịch tiền điện tử Bitcoin.

– Mạng lưới TIO cung cấp các dịch vụ dựa trên ứng dụng điện toán đám mây và khách hàng có thể sử dụng ngay lập tức để trả tiền các hóa đơn thông qua nhiều kênh giao dịch. Đối tượng chính cho dịch vụ này là những người có thu nhập từ mức thấp đến trung bình. Những đối tượng này thường không làm việc trực tiếp với ngân hàng. Hiện nay hệ thống này đã hoàn thành đến khâu tích hợp. Điều này đã dẫn đến ba đơn vị kinh doanh nội bộ mới được hình thành: bộ phận lập hóa đơn và quản lý đại lý (các quy trình thanh toán), bộ phận viễn thông (cung cấp dịch vụ), và bộ phận quản lý tài chính người dùng (B2C).

– Tập đoàn Coinsilium từ Anh đầu tư vào công nghệ blockchain với tập trung duy nhất vào lĩnh vực công nghệ tài chính. Coinsilium là công ty blockchain đầu tiên trên thế giới phát hành cổ phiếu ra công chúng. Giá trị vốn hóa thị trường của công ty là 4.5 triệu đô la.

– Digitalx đang tiến hành hợp tác với công ty Telefonica của Mỹ La-tinh, sự hợp tác này cho phép họ sử dụng hệ thống chuyển khoản thanh toán từ Mỹ và Canada đến các nước khác như Argentina và Uruguay, với ứng dụng chuyển tiền blockchain Airpocket. Điều này thu hút một nhóm lớn công nhân người La-tinh muốn gửi tiền về quê của họ. Hơn thế nữa, trong cuộc khảo sát của eMarketer, 65% người La-tinh nói họ muốn quản lý các giao dịch thông qua chiếc máy điện thoại thông minh của mình. Đây là con số lớn nhất so với tất cả các vùng làm khảo sát khác. Vì Digitalx vẫn là một công ty trẻ nên tổng vốn điều lệ hiện nay chỉ khoảng 8.48 triệu đô la.

– Công ty Bitcoin Capital đầu tiên đã đầu tư vào các công ty và ý tưởng mới trên nền tảng tiền điện tử ví dụ như Coinqx, Bitessentials, Bitclasstravel, Bitcoin.cc và Bitcoin ATM. Tổng vốn hóa điều lệ trên thị trường là khoảng 121 triệu đô la.

– Công ty Global Arena Holding chuyên về đầu tư và có nhiều sáng chế mới trong lĩnh vực công nghệ blockchain-crypto. Công ty này đang chủ yếu tập trung vào công nghệ blockchain ứng dụng trong các máy ATM. Một dự án khác của công ty này là tham gia vào các dự án thông minh. Tại đây, công nghệ blockchain sẽ kích hoạt một chuỗi các quy trình được đơn giản hóa trên nhiều phương diện, ví dụ như xác minh được kết quả của sự phân bố tài sản của một chủ sở hữu nhất định. Tổng vốn hóa thị trường hiện nay của Global Arena Holding là 13.63 triệu đô la.

Các công ty lớn đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào công nghệ tiền điện tử và blockchain:

– Apple đã bắt đầu chấp nhận đơn vị tiền tệ Zcash như một phương thức thanh toán hợp pháp từ tháng 4 vừa qua. Zcash sử dụng công nghệ zero-knowledge để giúp nó không thể bị theo dõi. Công nghệ zero-knowledge là một công nghệ mà chỉ được lập trình bởi một cá nhân và được giữ bảo mật mà không một ai khác có thể giải được và sẽ được mặc định lập trình đó là đúng. Với sự thành công này, hiện nay hàng triệu người dùng của hệ điều hành IOS đã lấy lại được phần nào đó về chế độ bảo mật tài chính cá nhân.

– Dựa trên công nghệ Hyperledger Fabric (một mắt cắm của công nghệ blockchain được thiết kế như là một nền tảng để phát triển các ứng dụng blockchain có tỉ lệ cao với mức độ cho phép linh hoạt), IBM đã bắt đầu cung cấp cho khách hàng của họ các giải pháp điện toán đám mây, IBM Blockchain, trong năm nay. Nền tảng này nhắm vào các doanh nghiệp và điểm bán hàng chính của họ, để mở rộng việc thu hút các người sử dụng mới vào mạng lưới này – dù là một mạng lưới lớn, hệ thống vẫn sẽ xử lý đến 1000 giao dịch mỗi giây.

– RWE, cùng với Innology đã thành lập một liên doanh giữa blockchain và sự phát triển vững chắc của doanh nghiệp.

Có rất nhiều công ty khởi nghiệp được nêu trên, theo quan điểm chung, không bắt nguồn từ thị trường mà chúng ta có thể công nhận được sự thành lập của họ. Vẫn còn rất ít số liệu về tài sản niêm yết của những công ty này, do đó việc đầu tư vào đây sẽ là một rủi ro khá lớn – có thể sẽ có nhiều rủi ro hơn việc đầu tư vào top 10 các công ty trong lĩnh vực tiền điện tử. Đó là lý do tại sao nó hợp lý khi song song với việc đầu tư vào tiền điện tử như Bitcoin, Ethereum, Litecoin, Zcash hoặc Monero, ta cần quan sát và mua lại các cổ phần của những công ty lớn như Apple, IBM hoặc Google. Các công ty này đều tham gia vào ngành công nghệ blockchain và cũng đang theo đuổi các lĩnh vực khác ví dụ như trí thông minh nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IOT), điện toán đám mây và an ninh mạng.

Nếu bạn đã đầu tư vào cả hai lĩnh vực này và vẫn muốn tìm hiểu thêm thì bạn nên xem xét các dịch vụ như Digitalx và TIO. Năm nay TIO đã được PayPal mua lại với giá 233 triệu đô la. Nó cung cấp dịch vụ dựa trên điện toán đám mây để khách hàng có thể thánh toán các hóa đơn ngay lập tức thông qua nhiều kênh giao dịch khác nhau.

Dù là một công ty trẻ nhưng Digitalx có rất nhiều tiềm năng nhờ vào sự hợp tác với Telefonica và Airpocket cụ thể là tại thị trường Mỹ La-tinh. Mạng lưới TIO như công nghệ Sia, có khả năng sẽ làm náo động thị trường điện toán đám mây nhờ vào giá thành hợp lý và bảo mật tốt, cả hai điện toán này đều cung cấp nhiều lợi ích cho Amazon S3, Google Cloud và Microsoft Azure.

Để xem các tin bài về hội chợ CEBIT 2018, hãy nhấn vào đây.

(Nguồn: CEBIT/ www.cebit.de)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
write a comment

0 Comments

No Comments Yet!

You can be the one to start a conversation.

Add a Comment

Your data will be safe! Your e-mail address will not be published. Other data you enter will not be shared with any third party.
All * fields are required.