Khái niệm về Powerwall của Tesla

Tháng Năm 30 07:45 2015

Mới đây, doanh nhân Elon Musk đã tạo nên một bước đột phá trong lĩnh vực mới: hệ thống tích trữ năng lượng. Musk đã triển khai dự án Powerwall, một hệ thống tích trữ năng lượng với công nghệ lithium-ion cho thị trường nhà ở. Sau đây xin mời Quý độc giả tìm hiểu một số thông tin về Powerwall.

Khai niem ve Powerwall cua Tesla_1

Powerwall là gì?
Theo định nghĩa của chính Tesla thì Powerwall tương tự một bình ắc quy cho hộ gia đình, nạp điện bằng năng lượng mặt trời và cung cấp năng lượng cho ngôi nhà vào chiều tối.

Do đây là một hệ thống tích trữ với ắc quy lithium-ion, nên, về mặt kỹ thuật, người dùng có thể tách khỏi mạng lưới điện quốc gia, sử dụng năng lượng một cách độc lập.

Powerwall cho ra mắt hai phiên bản: phiên bản 10kWh cho hệ thống năng lượng dự phòng (với giá 3.500USD) và phiên bản 7kWh (với giá 3.000USD). Giá trên đã bao gồm bộ chuyển đổi và chi phí lắp đặt.

Dự án được thực hiện tại thị trường Mỹ. Nhưng thậm chí ngay tại đó, khách hàng phải chờ đến giữa năm sau mới được sở hữu hệ thống này. Lý do là Tesla có đến hơn 38.000 đơn đặt hàng đang chờ giải quyết.

Khai niem ve Powerwall cua Tesla_2

Ắc quy lithium-ion là gì?
Lithium-ion là công nghệ thường được sử dụng cho pin điện thoại và laptop. Công nghệ này cung cấp năng lượng mạnh hơn và lâu hơn dòng pin thông thường.

Điểm nổi bật của Powerwall là gì?
Theo Logan Goldie-Scot, một chuyên viên phân tích của Bloomberg New Energy Finance, sản phẩm này có giá thấp hơn các dòng sản phẩm tương tự hiện có trên thị trường. Giá cả trung bình cho sản phẩm sử dụng công nghệ lithium-ion gấp đôi của Powerwall. Cơ cấu chi phí của Powerwall dựa trên lợi nhuận tương đối thấp nhưng với quy mô lớn.

Giá thành hiện nay có thể được duy trì hay không?
Bloomberg New Energy Finance chỉ ra rằng, thật ra, giá thành của các hệ thống tích trữ năng lượng đang ngày càng giảm. Powerwall chính là minh chứng cho điều này. Giá thành được đưa ra bởi Musk là từ 500USD đến 700USD mỗi kWh được lắp đặt, chỉ bằng phân nửa giá của các hệ thống tích trữ năng lượng tại Nhật, Úc và Đức.

(Theo The Hindu)

 

Bình luận hay chia sẻ thông tin