[Tiêu điểm tại Hannover Messe 2016] Bảo trì dự đoán trong công nghiệp 4.0

Tháng Tư 29 11:00 2016

Hannover Messe 2016 –  Hội chợ hàng đầu thế giới về công nghệ và công nghiệp, là sự kiện lớn nhất và quan trọng nhất của ngành, được tổ chức thường niên bởi Deutsche Messe AG (CHLB Đức). Hannover Messe năm nay sẽ diễn ra từ 25 – 29/04, và nhằm để Quý vị độc giả có được cái nhìn toàn cảnh về những chủ đề nổi bật nhất của hội chợ, chúng tối sẽ lần lượt giới thiệu loạt tin bài, hình ảnh và video liên quan. Để xem các tin bài về hội chợ Hannover Messe 2016, hãy nhấn vào đây.

Các chủ đề quan trọng và nổi bật của Hannover Messe mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong loạt bài này bao gồm:
– Công nghiệp 4.0 / Industries 4.0
– Năng lượng tích hợp / Integrated Energy
– Sản xuất chồng lớp / Additive Manufacturing
– Bảo trì dự đoán / Predictive Maintenance
– Nguyên vật liệu và các bộ phận thông minh / Smart Materials & Components
– Phát triển nguồn lực lao động / Workforce ‎Development

Bảo trì dự đoán (Predictive Maintenance) đang là chủ đề rất được quan tâm trong ngành công nghiệp 4.0. Nó giúp tiết kiệm phần lớn chi phí hoạt động và mở ra một chân trời mới cho mô hình kinh doanh kỹ thuật số.

Ngành công nghiệp 4.0 đang hy vọng, chờ đón những điều tuyệt vời đến từ bảo trì dự đoán. Một nghiên cứu của Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho thấy: có thể giảm được 12% chi phí dành cho việc bảo dưỡng định kỳ và 30% chi phí sửa chữa. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng bảo trì dự đoán có thể tiết kiệm đến 70% phí sửa chữa không mong muốn.

Tất cả điều này được thực hiện bằng công nghệ cảm biến và phân tích dữ liệu thông minh. Người vận hành máy có thể sử dụng những thông tin được thu thập liên tục này, kết hợp với lượng dữ liệu được cung cấp bởi phần mềm thứ ba như ERP hoặc CRM, nhằm dự đoán thời gian tối ưu để thực hiện bảo trì. Một lỗi có thể được dự đoán trước khi phát sinh, qua đó tăng tốc độ và hiệu quả trong sản xuất.

Bao-tri-du-doan-trong-cong-nghiep-4.0Ảnh minh họa

Các hệ thống có khả năng cung cấp những dữ liệu về máy móc và các công cụ phân tích những dữ liệu đó thành những thông tin hữu dụng sắp được ra mắt trên thị trường. Một phiên bản mẫu đã được đưa vào sản xuất số lượng lớn từ mùa thu năm 2015 tại Höchstädt, CHLB Đức bởi tập đoàn Schaeffler AG. Sản phẩm là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ giữa Schaeffler, một nhà sản xuất máy móc công nghiệp hàng đầu thế giới, cùng DMG MORI. Máy được trang bị cảm biến tại nhiều vị trí nhằm thu các giá trị về áp lực hoặc rung động. Dự liệu của máy được lưu trữ bằng điện toán đám mây. Các ứng dụng trên nền tảng web có thể được sử dụng nhằm tính toán thời gian phải bảo dưỡng hoặc thay mới.

Tại sao Schaeffler AG là một trong những nhà sản xuất đầu tiên đưa khái niệm công nghiệp 4.0 vào thực tế? “Điều quan trọng là chúng ta phải tìm hiểu từ một sản phẩm mẫu, cách công nghiệp 4.0 ảnh hưởng, các yêu cầu thực tế là gì và làm thế nào để gia tăng giá trị của sản phẩm”, ông Joerg-Oliver Hestermann, Trưởng bộ phận Chiến lược ứng dụng công nghệ vào máy móc sản xuất tập đoàn Schaeffler, cho biết.

Tóm lại, chỉ những công ty có thể sử dụng việc chuyển đổi kỹ thuật số để cung cấp các dịch vụ hữu ích cho khách hàng của họ để đạt được lợi nhuận mới có thể tồn tại và phát triển.

Mô hình kinh doanh kỹ thuật số dành cho ngành chế tạo máy
Đối với các nhà chế tạo máy, mô hình kinh doanh kỹ thuật số trong thời kỳ Internet vạn vật là gì? Giáo sư Hans-Willi Kessler, Trưởng phòng Phát triển dịch vụ sản phẩm công nghiệp tập đoàn Schaeffler nhấn mạnh vào phần mềm Micro Services, một công cụ phân tích dữ liệu giúp xử lý các thông tin máy móc trong đám mây.

Giáo sư Kessler, người tham gia vào quá trình phát triển phần mềm này, cho biết: “Tập đoàn Schaeffler có hơn 100 năm kinh nghiệm về vòng bi. Đã đến lúc chúng ta biến những kinh nghiệm này thành một phần mềm, giúp giảm bớt khối lượng công việc của các kỹ sư.”

Để xem các loạt tin bài liên quan đến Hannover Messe, hãy nhấn vào đây

(Nguồn: Hannovermesse.de / Deutsche Messe AG)

Bình luận hay chia sẻ thông tin