[Tiêu điểm tại Hannover Messe 2017] Vật liệu kết dính siêu thông minh được lấy ý tưởng từ tắc kè

Tháng Năm 21 07:00 2017

Hannover Messe 2017 – hội chợ hàng đầu thế giới về công nghệ và máy móc công nghiệp, là sự kiện thường niên được tổ chức bởi Deutsche Messe AG (CHLB Đức) tại Hannover. Sự kiện đã diễn ra từ ngày 24 đến 28/4/2017. Để Quý vị có được những thông tin mới nhất, những xu thế và xu hướng phát triển của các ngành công nghiệp và công nghệ trọng yếu hiện tại và trong tương lai, technologyMAG.net sẽ lần lượt có những tin bài, hình ảnh, video … về các chủ đề quan trọng nhất đã hiện diện tại sự kiện lớn nhất hành tinh này.

Một nhóm nghiên cứu liên ngành tại Đại học Kiel (CAU) đã dựa theo cơ chế leo tường của con tắc kè và phát triển một vật liệu kết dính thông minh, đàn hồi, lý tưởng cho các ứng dụng trong lĩnh vực robot học, công nghiệp và công nghệ y tế

Khi con tắc kè và các động vật khác đi trên trần nhà, chúng sử dụng các cơ chế kết dính đảm bảo độ bám chắc và bền mà không sử dụng bất kỳ loại keo nào hoặc để lại bất kỳ dư lượng nào. Các nhà nghiên cứu tại CAU đã nghiên cứu làm thế nào để nhân tạo các cơ chế này và trình bày các kết quả của họ tại hội chợ Hannover Messe 2017, họ đã có một bài trình bày vào ngày đầu tiên của hội chợ với tên gọi “Stuck ở phía Bắc: những bề mặt thông minh để đi trên trần nhà”. Chất liệu dính này được lấy cảm hứng từ thiên nhiên và có thể được vận hành từ xa bằng cách sử dụng tia cực tím, nhờ đó mở ra những cơ hội mới cho các ứng dụng trong công nghiệp. Giáo sư Stanislav Gorb thuộc Viện động vật học tại CAU giải thích: “Về lâu dài, chúng tôi muốn sử dụng vật liệu mới để phát triển các robot siêu nhỏ có thể điều khiển bằng ánh sáng và có thể leo lên tường.”

Trong tự nhiên, đó là những chất kích thích cơ học như sự vận động của cơ, đảm bảo chân của động vật hoặc dính vào bề mặt hoặc được “giải phóng” khỏi nó, nhóm nghiên cứu ở Kiel đã sử dụng ánh sáng để kiểm soát cơ chế kết dính nhân tạo của robot. Ông Emre Kizilkan, chuyên gia nhóm hình thái học về chức năng và sinh học giải thích: “Ưu điểm của ánh sáng là nó có thể được áp dụng với độ chính xác tuyệt vời. Bên cạnh đó, nó còn có thể được bật hoặc tắt trong khoảng thời gian ngắn nhất.” Bề mặt của hỗn hợp thông minh, keo kết dính, có thể được điều khiển bằng ánh sáng, bao gồm một cấu trúc nhỏ của các phần tử dính có hình dạng như đầu nấm, giống như các thành phần được tìm thấy trên bàn chân của một số loài bọ cánh cứng.

Những phần tử phẳng và ba chiều như các thanh trượt nhỏ hoặc quả cầu làm bằng thủy tinh gắn liền với những bề mặt này và cũng có thể được nhấc lên. Khi vật liệu tổng hợp (composite) được tiếp xúc với tia cực tím, bề mặt của vật liệu bắt đầu cong và nhiều hơn nữa các yếu tố kết dính khác biệt từ các đối tượng cho đến khi có thể được thiết lập lại. Giáo sư Gorb cho biết: “Chúng tôi đang sử dụng ánh sáng như một hệ thống điều khiển từ xa. Hơn nữa, vật liệu kết dính lấy cảm hứng tự nhiên của chúng tôi không để lại bất kỳ dư lượng nào trên các đối tượng.” Phát hiện của nhóm nghiên cứu, đặc biệt có liên quan đến việc phát triển độ nhạy của cảm biến và chip máy tính nhỏ. Khách thăm hội chợ Hannover Messe 2017 đã có những buổi thảo luận sôi nổi cùng với nhóm nghiên cứu liên ngành về các ứng dụng tại trường đại học Kiel University.

Để xem các tin bài khác về hội chợ Hannover Messe 2017, hãy nhấn vào đây.

 

(Nguồn: Hannover Messe/ www.hannovermesse.com)

Bình luận hay chia sẻ thông tin