[Hannover Messe 2016] moma – mạng lưới năng lượng cho tương lai

Tháng Năm 03 09:00 2016

Hannover Messe 2016 –  Hội chợ hàng đầu thế giới về công nghệ và công nghiệp, là sự kiện lớn nhất và quan trọng nhất của ngành, được tổ chức thường niên bởi Deutsche Messe AG (CHLB Đức). Hannover Messe năm nay sẽ diễn ra từ 25 – 29/04, và nhằm để Quý vị độc giả có được cái nhìn toàn cảnh về những chủ đề nổi bật nhất của hội chợ, chúng tối sẽ lần lượt giới thiệu loạt tin bài, hình ảnh và video liên quan. Để xem các tin bài về hội chợ Hannover Messe 2016, hãy nhấn vào đây.

Các chủ đề quan trọng và nổi bật của Hannover Messe mà chúng tôi sẽ giới thiệu trong loạt bài này bao gồm:
– Công nghiệp 4.0 / Industries 4.0
– Năng lượng tích hợp / Integrated Energy
– Sản xuất chồng lớp / Additive Manufacturing
– Bảo trì dự đoán / Predictive Maintenance
– Nguyên vật liệu và các bộ phận thông minh / Smart Materials & Components
– Phát triển nguồn lực lao động / Workforce ‎Development

“Mô hình thành phố Mannheim” là dự án đầu tiên trên thế giới được áp dụng công nghệ mạng lưới năng lượng thông minh. Bằng những phương thức tích hợp các nguồn năng lượng tái tạo, mạng lưới có độ an toàn cao cũng như giảm chi phí tiêu dùng năng lượng. Không những vậy, mô hình mạng lưới thông minh này có thể được áp dụng vào tất cả các mạng lưới năng lượng trên toàn thế giới.

Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong mạng lưới trên toàn thế giới đang gia tăng một cách nhanh chóng. Chỉ riêng tại Đức, năng lượng tái tạo đã có thể cung cấp 25% nhu cầu trên cả nước. Tuy nhiên, các hệ thống năng lượng tái tạo rất dễ bị hư hỏng dưới tác động của thời tiết. Do đó, mức độ ổn định của các mạng lưới năng lượng thông thường khi kết nối với những hệ thống phát năng lượng tái tạo rất thấp. Giải pháp đột phá cho vấn đề này là mạng lưới năng lượng thông minh, có khả năng phân quyền và quản lý về vị trí lẫn thời gian năng lượng được sản xuất, tiêu thụ.

moma-mang-luoi-nang-luong-cho-tuong-lai-1

moma – mạng lưới năng lượng thông minh đầu tiên trên thế giới
Mạng lưới điện thông minh bao phủ hai thành phố Mannheim và Dresden (CHLB Đức) đã được đưa vào hoạt động thử nghiệm trong giai đoạn bốn năm (2008 – 2012). Mạng lưới cung cấp năng lượng cho khoảng 1.000 độ gia đình, giúp họ giảm chi phí tiêu thụ điện, tạo thuận lợi trong việc sử dụng năng lượng tái tạo. Với sự thành công đó, dự án “Model City of Mannheim – moma” nhận được rất nhiều phản ứng tích cực từ các phương tiện truyền thông, báo chí trên toàn thế giới.

Vậy mạng lưới moma hoạt động như thế nào?
Một trong những tính năng chính của mạng lưới là “Energy Butler” – một bộ điều khiển thông minh, với hình dạng như thiết bị phát wifi, được đặt trong mỗi gia đình. Kết hợp với một đồng hồ điện thông minh, Energy Butler tính toán lượng điện năng tiêu thụ của mỗi thiết bị trong nhà và kiểm soát lượng điện năng sẵn có trong mạng lưới. Bên cạnh đó, hệ thống cũng tính toán được biến động của giá điện theo từng giờ (lượng gió tại các cánh đồng năng lượng gió nhiều), qua đó kiểm soát được mức độ hoạt động của các thiết bị điện trong nhà, nhất là các thiết bị tiêu tốn nhiều điện năng nhất. Ví dụ, vào giờ thấp điểm (nhiều gió, giá điện thấp), Energy Butler sẽ cho phép tủ lạnh được hoạt động hết công suất nhằm đạt được độ lạnh tối ưu. Sau đó, khi giá điện tăng do ít gió, hệ thống chỉ giữ tủ lạnh ở mức duy trì nhiệt độ, tốn ít điện năng hơn. “Khi được cung cấp đủ dữ kiện giá điện theo từng giờ, Energy Butler có thể tạo lịch trình hoạt động cho từng thiết bị điện trong nhà hiệu quả nhất”, ông Andreas Kiessling, Giám đốc dự án moma, cho biết.

moma-mang-luoi-nang-luong-cho-tuong-lai-2

Cung cấp bền vững và đáng tin cậy
Vào mùa đông, thời tiết khắc nghiệt, nguồn cung ứng than cho các nhà máy nhiệt điện không được đảm bảo. Bên cạnh đó, sức nặng của tuyết có thể làm đứt, gãy đường dây truyền tải điện. Trong hệ thống lưới điện truyền thống dạng trung tâm, các trường hợp không đảm bảo nguồn cung nhiên liệu cho nhà máy hoặc đường dây truyền tải bị hư hỏng đều có thể gây mất điện lên toàn bộ mạng lưới.

Nhưng do mạng lưới năng lượng thông minh moma có độ ổn định và bảo đảm cao. Trong moma, hệ thống cung cấp năng lượng được chia ra thành các bộ điều khiển thông minh Energy Butler. Với mức độ kiểm soát và khả năng tự động cao, một Energy Butler có thể bị mất điện mà không làm ảnh hưởng đến các hệ thống khác hoặc ảnh hưởng trên toàn mạng lưới. Cấu trúc chia nhỏ của mạng lưới moma là yếu tố chính trong việc bảo đảm nguồn điện ít bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài.

Để hiểu thêm về mạng lưới năng lượng thông minh moma, mời Quý độc giả xem đoạn video sau.

Để xem các tin bài về hội chợ Hannover Messe 2016, hãy nhấn vào đây.

(Nguồn: Hannovermesse.de – Deustche Messe AG, youtube.com)

Lưu ý:
Để xem và khai thác hiệu quả nội dung của video clip nói trên (từ ứng dụng của Youtube/ một dịch vụ của Google), quý vị có thể thực hiện các bước sau:
1. Nếu tốc độ internet sử dụng là tốt (nhanh), có thể mở chế độ xem toàn màn hình bằng cách nhấn vào khung [ ] tại góc phải (phía dưới của màn hình)
2. Chọn chế độ hình ảnh tốt nhất của đoạn video, hãy click vào hình bánh xe răng cưa và chọn chất lượng cao hơn (hoặc HD) theo ý muốn
3. Để hiển thị nội dung phụ đề, nhấn vào nút biểu tượng phụ đề [cc]. Một số video không có chức năng này sẽ không thể hiện biểu tượng
4. Quý vị có thể nghe hiểu tiếng Anh và có nhu cầu chia sẻ thông tin đến cộng đồng, hãy hỗ trợ techMAG biên dịch nội dung video và gửi cho chúng tôi để có cơ hội đăng thông tin lên technologyMag.net

Bình luận hay chia sẻ thông tin