Chính phủ Đan Mạch hỗ trợ chiến lược phát triển tuabin gió trên biển

Tháng Mười Một 27 08:31 2023

ĐAN MẠCH – Chính phủ Đan Mạch mong muốn giữ vai trò dẫn đầu trong việc phát triển tua-bin gió nổi trên biển. Họ hỗ trợ các dự án và hình thành các mối quan hệ đối tác mới, vì họ tin rằng việc chuyển từ tuabin gió nền móng cố định sang tuabin gió nổi sẽ rất quan trọng cho giai đoạn phát triển tiếp theo của ngành năng lượng tái tạo.

Các chuyên gia trong ngành chỉ ra rằng vẫn còn những thách thức lớn cần vượt qua để tuabin gió nổi có hiệu quả kinh tế. Một liên doanh mới gồm các doanh nghiệp của Đan Mạch cùng hợp tác để cải tiến công nghệ – nền móng của tuabin gió nổi phải có khả năng chịu được sóng và bão khắc nghiệt, đồng thời giảm chi phí.

Đan Mạch đã dẫn đầu về năng lượng gió trên biển và mong muốn duy trì vai trò của mình trong giai đoạn phát triển tiếp theo. Họ đặt mục tiêu 92% tuabin gió trên biển của Châu Âu được sản xuất có nguồn gốc từ ngành công nghiệp năng lượng gió của Đan Mạch, nơi cung cấp mô hình ban đầu cho ngành này. Giờ đây, họ tin rằng các tuabin gió nổi sẽ phát triển vào năm 2030, đạt một nửa công suất so với các tuabin gió nền móng cố định được lắp đặt hiện nay.

Chính phủ Đan Mạch mong muốn dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển để hỗ trợ ngành công nghệ điện gió tuabin nổi trên biển.

Quỹ Đổi mới của Đan Mạch đang cam kết đầu tư 2,2 triệu USD cho dự án tuabin gió nổi – FloatLab, dự án sẽ do một liên doanh gồm các công ty và nhà nghiên cứu hàn lâm Đan Mạch điều hành. Ngoài việc hỗ trợ cho dự án, Đan Mạch và Nhật Bản đã ký thiết lập quan hệ hợp tác tập trung vào sự tiến bộ của công nghệ tuabin gió nổi. 

Dự án FloatLab sẽ thành lập một phòng thí nghiệm tại công ty DHI, nơi đã nghiên cứu về nước trong 60 năm qua, cùng với các đối tác là các công ty DTU, Siemens-Gamesa Renewable Energy, Stiesdal Offshore, Stromning và Ørsted, tất cả đều có kinh nghiệm về tuabin nổi và tuabin nền móng cố định. Tại phòng thí nghiệm, họ sẽ thiết lập một máy phát điện gió mới và một tuabin gió có kích thước mô hình được chế tạo để gắn trên các mô hình nền móng nổi mới.

Ông Pietro Danilo Tomaselli, kỹ sư thủy lực cao cấp và là người đứng đầu các hoạt động của dự án FloatLab tại công ty DHI cho biết: “Tuabin gió nổi ngoài khơi vẫn là một công nghệ mới và việc sản xuất cũng như quy trình vẫn chưa được tối ưu hóa. Với dự án FloatLab, chúng tôi sẽ nâng cao kiến ​​thức về ngành, để giúp giảm thiểu rủi ro cũng như chi phí cho các doanh nghiệp kinh doanh điện gió trên biển, từ dó thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh.”

Mục tiêu của dự án là nghiên cứu cơ sở vật lý mới, giảm thiểu rủi ro và xác nhận các mô hình kỹ thuật được sử dụng trong thiết kế tuabin và nền móng nổi. Dự kiến ​​thực hiện dự án trong 4 năm đến năm 2027 với tổng kinh phí 3,2 triệu USD. Các thông số được kiểm tra của dự án gồm: sóng 3D, tải trọng từ sóng vỡ, nhiễu loạn và đứt dây neo.

Ngoài việc cung cấp kinh phí cho dự án, chính phủ Đan Mạch và Nhật Bản đã ký thỏa thuận hợp tác nghiên cứu và phát triển công nghệ điện gió nổi trên biển. Họ cam kết thiết lập khuôn khổ và thành lập Trung tâm đổi mới quốc tế về năng lượng gió nổi trên biển. Hợp tác với các học viện, cơ quan quản lý cũng như ngành công nghiệp và chuỗi cung ứng tuabin gió nổi trên biển, họ mong muốn hỗ trợ ngành trở thành một giải pháp khả thi về mặt kinh tế. Họ mong muốn tạo ra các tiêu chuẩn được sử dụng trên toàn cầu cho ngành công nghệ điện gió nổi trên biển.

Hai nước đã ký thỏa thuận trong chuyến thăm của thủ tướng Đan Mạch – ông Mette Frederiksen đến Nhật Bản và gặp gỡ thủ tướng – ông Fumio Kishida. Ngoài thỏa thuận hợp tác về công nghệ gió ngoài khơi, hai nước còn công bố hợp tác phát triển hydro, amoniac và các dẫn xuất. Họ sẽ hợp tác để phát triển chuỗi cung ứng hydro, amoniac và các dẫn xuất bền vững và giá cả phải chăng, bao gồm cả việc sản xuất nhiên liệu trong tương lai.

Để xem các tin bài khác về “Năng lượng gió”, hãy nhấn vào đây.

 

(Nguồn: Maritime-Executive)

Bình luận hay chia sẻ thông tin