Lưu trữ dữ liệu bằng DNA trong mọi vật thể thông thường

Tháng Sáu 22 07:00 2020

Hợp tác với ông Yaniv Erlich (Nhà khoa học máy tính người Israel), Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ETH Zurich đã phát triển một phương pháp lưu trữ dữ liệu trong hầu hết mọi vật thể bằng những đoạn mã sinh học làm nên sự sống muôn loài – DNA.

Phương pháp của nhóm nghiên cứu cho phép lưu trữ dữ liệu trong các loại vật thể thông thường thông qua những phân tử DNA, giống như trong các sinh vật sống. Giáo sư Robert Grass, đến từ Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ ETH Zurich, cho biết: “Với phương pháp này, chúng ta có thể tích hợp các hướng dẫn in 3D trong một vật thể, để sau nhiều thập kỷ hoặc thậm chí hàng thế kỷ, ta có thể phục hồi các hướng dẫn trực tiếp từ vật thể đó”.

Giáo sư Robert Grass và Nhà khoa học Yaniv Erlich đã kết hợp những kết quả nghiên cứu của họ với nhau để phát triển phương pháp lưu trữ này. Một trong số đó là phương pháp đánh dấu sản phẩm bằng mã vạch DNA được nhúng trong các hạt thủy tinh nano của Robert Grass. Hay phương pháp lưu trữ 215.000 TB dữ liệu trong một gram DNA, được Yaniv Erlich phát triển về mặt lý thuyết. Theo Giáo sư Robert Grass và Nhà khoa học Yaniv Erlich công bố trên tạp chí Nature Biotechnology, phương pháp lưu trữ mới của họ có tên “DNA of Things”, trong đó các vật thể được kết nối với thông tin qua internet.

Có thể thấy, bất kỳ ai khi muốn in 3D một sản phẩm đều cần đến một bộ hướng dẫn. Giả sử, nếu vài năm sau đó, họ lại muốn in một sản phẩm tương tự như ban đầu thì đòi hỏi họ phải tìm kiếm và truy cập vào thông tin kỹ thuật số gốc. Để đơn giản hóa việc lưu trữ và truy xuất dữ liệu, các nhà khoa học đã vận dụng phương pháp lưu trữ “DNA of Things” của họ vào quy trình in 3D. Cụ thể, trong một cuộc thử nghiệm, họ đã in 3D một con thỏ bằng nhựa có chứa các hướng dẫn và thông tin để in (khoảng 100 kilobyte dữ liệu). Vật liệu nhựa được dùng để in 3D ban đầu đã được họ trộn vào các hạt nano silica chứa DNA, được mã hóa từ hình ảnh đồ họa của con thỏ. Các hướng dẫn này có thể được trích xuất và tái sử dụng bằng cách cắt một mảnh nhựa nhỏ từ con thỏ ban đầu và chạy DNA bên trong thông qua trình sắp xếp chuỗi. Nhờ vậy, sau nhiều thập kỷ hoặc thế kỷ, ta vẫn có thể in 3D hàng loạt sản phẩm, y hệt như sản phẩm ban đầu nhờ vào phương pháp lưu trữ này. Có thể thấy, tất cả các vật thể bình thường đều đã có một bộ nhớ của riêng nó.

Yaniv Erlich cũng cho biết: “DNA là phương tiện lưu trữ dữ liệu duy nhất có thể tồn tại dưới dạng chất lỏng, cho phép chúng ta chèn nó vào các đối tượng có hình dạng bất kỳ mà không bị mất thông tin. Ngoài sản xuất 3D, công nghệ này cũng có thể được sử dụng để đánh dấu thuốc hoặc vật liệu xây dựng”.

Để xem các tin bài khác về “Lưu trữ dữ liệu”, hãy nhấn vào đây.

Muc tieu tro thanh mot trong nam nen kinh te hang dau the gioi cua Indonesia

 

(Nguồn: Barbara Rusch/ Hannover Messe)

Bình luận hay chia sẻ thông tin