Ấn Độ xây nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới

Tháng Mười 27 09:00 2013

Hầu như ngày nào trên thế giới cũng có những nhà máy điện mặt trời đang được xây dựng. Tuy nhiên những gì đang diễn ra ở bang Rajasthan, Ấn Độ, thì có thể nói là có một không hai trên thế giới.

An Do xay nha may dien mat troi lon nhat the gioi_01Bang Rajasthan, Ấn Độ

An Do xay nha may dien mat troi lon nhat the gioi_02

Một nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới đang được xây dựng giữa vùng sa mạc mênh mông ở phía Tây – Nam bang này. Khi xây xong, nhà máy sẽ đạt công suất 4.000 Megawatt, bằng công suất của ba nhà máy điện hạt nhân cỡ lớn cộng lại. Khi hoàn tất giai đoạn một vào năm 2016 sẽ đạt công suất 1.000 Megawatt và vượt công suất những nhà máy điện mặt trời hiện có.

Một phần diện tích của Rajasthan là sa mạc. Mặt trời chiếu sáng 300 đến 330 ngày trong một năm, bầu trời hoàn toàn không có mây. Năng suất năng lượng bình quân của 1m2/ngày trong một năm có thể lên tới 7 kWh. Cao ít nhất gấp năm lần so với Đức.

Bang Rajasthan có khoảng 70 triệu dân và sẽ không tiêu thụ hết lượng điện khổng lồ này. Phần lớn người dân ở đây làm nghề trồng trọt, chăn nuôi và sản xuất len nên tiêu thụ điện không nhiều. Vì thế cần phải có đường điện cao thế để đưa một phần điện đến các trung tâm xa xôi có nhu cầu cao về năng lượng điện.

An Do xay nha may dien mat troi lon nhat the gioi_03Ảnh minh họa

Nhà máy điện mặt trời khổng lồ sẽ nằm trên diện tích rộng 93 km2, gần vùng hồ Sambhar. Diện tích đất thuộc doanh nghiệp nhà nước Sambhar Salts. Đối tác gồm công ty xây dựng nhà máy điện Bharat Heavy Electricals, công ty vận hành mạng lưới điện Power Grid và Viện nghiên cứu Corporation of India and Solar Energy Corporation of India.

Giá thành nhà máy điện khổng lồ này là bao nhiêu hiện vẫn là vấn đề bỏ ngỏ. Tuy nhiên các đối tác đã quy định giá điện, nếu tính theo đồng Euro, cao nhất khoảng 6,5 Cent/kWh. Trong khi đó giá bán điện ở Đức đối với hộ tư nhân là 25 Cent, còn điện mặt trời trên diện tích lớn là gần 10 Cent.

Việc chọn lựa công nghệ nào cũng chưa được xác định. Theo dự đoán, khoảng một nửa công suất sẽ do tế bào quang điện tạo ra, nửa còn lại tận dụng nguồn nhiệt mặt trời. Loại máng parabol và nhà máy tháp điện hiện đang hoạt động ở Tây Ban Nha và Mỹ.

Ở loại hình máng parabol, các tấm gương sẽ tập trung tia sáng mặt trời vào ống hấp thụ, bên trong ống có nước hay dầu nóng chảy qua. Nguồn nhiệt sẽ giúp vận hành tua-bin khí kết nối với máy phát điện để tạo ra điện năng.

Đối với nhà máy điện tháp, nhiệt sẽ được tập trung vào thiết bị nhận (Receiver) ở trên đỉnh tháp. Ở đây nhiệt cũng dùng để vận hành máy phát điện chạy bằng hơi nước.

Loại nhà máy nhiệt – quang điện này có thể hoạt động vào thời điểm thiếu ánh sáng mặt trời và có thể cung cấp điện vào ban đêm. Một phần lượng nhiệt tích lũy được sẽ được tạm trữ trong những thiết bị lưu nhiệt khổng lồ. Liệu ở đây người ta có định thiết kế bộ đệm hay không, điều này còn chưa rõ, nhưng khả năng lớn là có. Nếu không phải đấu mạng lưới điện với các nhà máy điện chạy bằng nhiên liệu hóa thạch để bù đắp cho lượng điện bị thiếu vào ban đêm.

Không rõ ở đây có đưa vào sử dụng bộ tập trung – tế bào quang điện kiểu mới hay không. Bộ tập trung này có hệ số tác dụng gần gấp đôi so với loại tế bào thông thường. Xét tình hình ở Rajasthan thì loại tế bào này là lý tưởng với nhà máy quang điện tại đây bởi nó chỉ phát huy tác dụng trong điều kiện bầu trời tuyệt đối không có mây, mà điều này diễn ra hằng ngày ở vùng tây bắc Ấn Độ.

(Nguồn tiasang.com.vn)

Bình luận hay chia sẻ thông tin