[Video] Công nghệ AI của TechSee giúp giải quyết hầu hết các hoạt động hỗ trợ khách hàng

Tháng Ba 20 10:17 2023

ISRAEL – Trí tuệ nhân tạo – AI (1) có thể giúp hàng triệu người tiêu dùng sửa các thiết bị qua điện thoại, mà không cần sự can thiệp của con người.

(1) AI (artificial intelligence): trí tuệ nhân tạo, công nghệ mô phỏng những suy nghĩ và quá trình tiếp thu kiến thức của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính.

Ví dụ, người dùng có thể cho ứng dụng trên điện thoại quét thiết bị định tuyến internet bị lỗi, hoặc chuông báo động tại nhà không hoạt động hay máy giặt bị sự cố, thì trong 70% trường hợp ứng dụng sẽ đưa ra các phương pháp để giải quyết những vấn đề đó ngay lập tức.

(2) Bộ định tuyến: một thiết bị mạng kết nối các thiết bị máy tính và mạng với những mạng khác. 

Ứng dụng đã học cách nhận biết các kiểu dáng và chủng loại thiết bị khác nhau, bất kể trong điều kiện ánh sáng thế nào, kể cả góc ảnh bất thường khi chụp hình.

Ứng dụng AI của TechSee chẩn đoán sự cố với máy pha cà phê bị trục trặc.

Và ứng dụng có thể chẩn đoán ngay lập tức nhiều lỗi phổ biến nhất, chẳng hạn như thiếu cáp hoặc cần nhấn nút cài đặt lại.

Công ty TechSee, được thành lập tại thành phố Tel Aviv, Israel vào năm 2015 và hiện có các văn phòng tại New York (Mỹ), London (Anh) và Madrid (Tây Ban Nha), có khoảng 1.000 công ty khách hàng sử dụng công nghệ của TechSee trên khắp thế giới.

Ứớc tính trong năm 2022, công nghệ TechSee đã tiết kiệm cho các khách hàng tổng cộng khoảng 1 tỷ đô la Mỹ.

Ảnh chụp màn hình điện thoại cho thấy quy trình AI hoạt động, hướng dẫn người tiêu dùng sửa một bộ định tuyến internet.

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào thì việc giải quyết các vấn đề của khách hàng là một phần quan trọng và tốn kém chi phí. Khi khách hàng cúp cuộc gọi nhờ hỗ trợ trong sự thất vọng thì sẽ không tốt cho cả đôi bên.

Tổng đài viên hỗ trợ khách hàng thông qua điện thoại, chi phí trung bình giải quyết mỗi trường hợp có trị giá là 10 đô la. Chi phí trung bình để một kỹ thuật viên đến nhà khách hàng là từ 200 đến 250 đô la. Dưới đây là thông tin so sánh chi phí hỗ trợ khách hàng truyền thống với chi phí sử dụng công nghệ AI.

Công ty TechSee do hai người sáng lập là: ông Eitan Cohen và ông Amir Yoffe. Cả hai đã có hàng chục năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ cao, nhưng họ thấy rằng cần phải có giải pháp cho một số vấn đề công nghệ tương đối thấp.

Mẹ vợ của Eitan liên tục bị mất kết nối internet và anh không hào hứng với việc phải mất hai tiếng rưỡi lái xe đến nhà bà để sửa các thiết bị.

Công nghệ TechSee lập trình AI để xác định kiểu dáng, chủng loại và tính năng của các thiết bị điện.

Ông Amir cũng gặp vấn đề về internet. Kết nối internet của anh ấy dù đã được nâng cấp nhưng vẫn bị lỗi. Các cuộc điện thoại lặp đi lặp lại không giải quyết được và cuối cùng một kỹ thuật viên đã đến nhà. Kỹ thuật viên ấy lập tức nhận ra vấn đề là do modem không phù hợp. Kỹ thuật viên khác lúc trước đã nâng cấp kết nối, nhưng không nâng cấp phần cứng.

Ông Eitan Cohen và ông Amir Yoffe nghĩ: Sẽ thật tuyệt vời nếu những người hỗ trợ kỹ thuật có thể nhìn ra vấn đề là gì.

Và vì vậy, ông Eitan và ông Amir đã tạo ra phiên bản đầu tiên của TechSee, cho phép khách hàng liên hệ với nhân viên kỹ thuật thông qua hình ảnh hiển thị thiết bị lỗi.

Ông Ari Rosenstein, giám đốc tiếp thị của công ty TechSee cho biết: “Họ đã thiết lập công nghệ để trò chuyện thông qua video bằng SMS (2). Vì vậy, người khách hàng cần hỗ trợ có thể nói chuyện trực tiếp với kỹ thuật viên đang ở đầu dây điện thoại bên kia”. 

(3) SMS (short message services): tin nhắn ngắn.

Ông Ari nói tiếp: “Kỹ thuật viên gửi cho vị khách hàng một tin nhắn văn bản. Người khách hàng nhấp vào tin nhắn đó, camera của khách hàng sẽ bật lên, vị khách tiếp tục nhấp vào biểu tượng “cho phép” mở camera. Đó là phiên bản đầu tiên của TechSee. Bây giờ, khách hàng có thể hướng máy ảnh trên điện thoại vào thiết bị lỗi”.

Vào năm 2020, các nhà sáng lập TechSee đã phát triển công nghệ thêm bước tiến mới. Thay vì cần có một kỹ thuật viên tìm lỗi của thiết bị, thì họ lập trình công nghệ trí tuệ nhân tạo – AI để tiếp quản công việc hỗ trợ khách hàng.

Ảnh chụp màn hình cho thấy Loa Amazon Echo đang được sửa.

Trong số 7/10 trường hợp, AI có thể sửa lỗi. Hai trong số ba trường hợp còn lại AI sẽ yêu cầu cử kỹ thuật viên giải quyết. Và chỉ 1/10 trường hợp kỹ thuật giải quyết, là nhân viên cần đến tận nơi để hỗ trợ khách hàng.

Công nghệ TechSee hiện đang tiến xa hơn một bước. Cho đến gần đây, công nghệ TechSee đã thực hiện được tất cả các công việc đơn giản, như lấy và gắn thẻ video để dạy AI xác định các phần của thiết bị, dây cáp, ổ cắm, …

Công nghệ TechSee hiện đang hoàn thiện quy trình dạy AI, bằng cách để các khách hàng có thể tự thực hiện, sử dụng một hệ thống do phần mềm TechSee phát triển mà không cần viết mã hoặc các hình thức phức tạp khác. Một công việc có thể mất hàng tuần đã được rút ngắn xuống còn vài ngày và thậm chí là vài giờ.

Họ chỉ tuân theo các quy trình tương đối đơn giản để chụp tất cả các hình ảnh cần thiết và dạy cho AI mọi thứ mà nó cần biết.

Ý tưởng sử dụng AI “hiển thị và cho biết” đã được mở rộng ra ngoài các yêu cầu của trung tâm hỗ trợ truyền thống.

Ứng dụng TechSee đang được sử dụng để hỗ trợ khách hàng cài đặt thiết bị mới. Ông Ari nói: “Khi bạn đăng ký dịch vụ truyền hình Vodafone, công ty thường cử kỹ thuật viên mang theo thiết bị TV box (3) đến nhà bạn và cài đặt”.

(4) TV box: thiết bị dùng để xem truyền hình qua màn hình máy tính. 

Ông Ari nói tiếp: “Bây giờ công ty Vodafone chỉ cần gửi cho bạn hộp TV box và nền tảng AI của công nghệ TechSee, để hướng dẫn bạn cài đặt thiết bị. Phí giao hàng 5 đô la sẽ được trích tự động từ khoản tiền 200 đô la mà khách hàng đã thanh toán trước với Vodafone. Và ứng dụng TechSee đã được thiết kế phù hợp với người tiêu dùng từ 8-88 tuổi”.

Ông Ari nói rằng: “Công ty ADT là khách hàng của công ty TechSee. Công ty ADT đã từng kinh doanh dựa trên ý tưởng – ứng dụng TechSee đảm nhận an ninh gia đình, chúng tôi đến nhà khách hàng, thực hiện nhiều công đoạn bao gồm việc thay pin thiết bị báo động trên tường”.

“Công ty ADT nhận ra rằng, bằng cách sử dụng nền tảng TechSee, Họ có thể thực hiện khoảng 80% các cuộc gọi hỗ trợ mà không cần đến tận nơi. Công ty TechSee đã giúp họ tiết kiệm 150 triệu đô la mỗi năm bằng cách giảm số lượng kỹ thuật viên, đồng thời phát triển một trung tâm hỗ trợ trực tuyến.”

Giải pháp nhanh nhất là gì khi “gã khổng lồ” – công ty thức ăn nhanh McDonald’s nhận thấy ứng dụng thanh toán tự động không hoạt động? Gửi một kỹ thuật viên đến sửa lỗi, hoặc yêu cầu nhân viên tại cửa hàng gửi hình ảnh về sự cố?

Một khách hàng của McDonald’s tại màn hình cảm ứng gọi món ăn. Ứng dụng TechSee AI có thể hướng dẫn nhân viên sửa lỗi khi có sự cố. 

Ông Ari cho biết: “Trí tuệ nhân tạo AI có thể hướng dẫn nhân viên của McDonald’s sửa  những màn hình cảm ứng máy tính phức tạp, để duy trì hoạt động kinh doanh”.

Công ty Heineken, một khách hàng khác sử dụng ứng dụng TechSee khi có vấn đề phát sinh với những thùng bia đang giao.

Ông Ari nói rằng: “Đôi khi có vấn đề về áp suất hoặc đường ống bị tắc nghẽn. Vậy, làm thế nào để bạn dạy một nhân viên pha chế lúc 11 giờ đêm sửa thiết bị của công ty Heineken? Nếu họ không bán bia, công ty Heineken sẽ không kiếm được tiền. Đó là lúc họ cần sử dụng công nghệ TechSee”.

Công ty ANWB cung cấp dịch vụ phân tích sự cố tại Hà Lan, đã đào tạo công nghệ AI của TechSee để hiểu tất cả các đèn cảnh báo trên bảng điều khiển ô tô. Khách hàng chỉ cần gửi một bức ảnh và ứng dụng TechSee sẽ ngay lập tức cho biết liệu đó có phải là lốp non hơi, áp suất dầu thấp hay lỗi động cơ nghiêm trọng hay không.

Danh sách các công ty nổi tiếng khắp thế giới đang tìm kiếm những cách sáng tạo để sử dụng công nghệ TechSee vẫn tiếp tục và bao gồm những thương hiệu như: EG, Orange, iRobot, Verizon, Arm & Hammer, Costa Coffee UK và Church & Dwight.

Ông Ari cho rằng thành công của TechSee là do hoạt động trên điện thoại thông minh, nhờ vào lượng dữ liệu phong phú đã tích lũy để đào tạo AI và tùy chọn các khách hàng hiện có để xây dựng các mô hình AI của riêng họ.

Ông nói: “Mục tiêu của công ty TechSee là đưa thị giác máy tính (computer vision) (3) ra thị trường đại chúng. Tôi đã đọc một thống kê rằng 70% các dự án AI, đều không mang lại thành công về mặt thương mại. Đó không phải là công nghệ TechSee. Mỗi lần triển khai AI, chúng tôi đều tiết kiệm tiền cho khách hàng của mình, điều này chắc chắn 100%.”

(5) Thị giác máy tính (computer vision): một lĩnh vực bao gồm các phương pháp thu nhận, xử lý hình ảnh kỹ thuật số, phân tích và nhận dạng các hình ảnh, nói chung là dữ liệu đa chiều từ thế giới thực để cho ra các thông tin số hoặc biểu tượng,

Để xem các tin bài khác về “AI”, vui lòng nhấn vào đây.


 

(Nguồn: NoCamels)

Bình luận hay chia sẻ thông tin