Phân loại tàu thủy thông qua kích thước (phần 2)

Tháng Mười Một 25 13:30 2014

Tàu theo tiêu chuẩn Capesize
Thuật ngữ Capesize dùng để nói về những tàu không thể đi qua các kênh Panama, Suez. Chúng chỉ hoạt động trong các vùng như Mũi Hảo Vọng (Capes of Good Hope), Cape Horn.

Các bạn đang xem “phần 2” của loạt bài “Phân loại tàu thủy thông qua kích thước”, để xem “phần 1” vui lòng nhấn vào đây

Tên của tàu được bắt nguồn từ hành trình đầu tiên của tàu băng qua các mũi này (Capes of Good Hope, Cape Horn) để hoàn thành chuyến đi theo lộ trình. Các tàu tiêu chuẩn Capesize này có trọng tải 150.000 DWT và phần lớn các tàu chở hàng rời. Tàu theo tiêu chuẩn này thường là các tàu có kích thước từ trung bình đến các tàu có kích thước lớn, bao gồm các tàu VLBC (Very Large Bulk Carriers), VLOC (Very Large Ore Carriers) với trọng tải lớn hơn 200.000 DWT. Hiện nay, các tàu có kích cở khác nhau nhưng có trọng tải tối đa là 400.000 tấn thì sẽ được phân loại vào nhóm các tàu theo tiêu chuẩn Capesize này.

Phan loai tau thong qua kich thuoc_01

Tàu theo tiêu chuẩn Capesize

Phan loai tau thong qua kich thuoc_02

Mũi Hảo Vọng trên bản đồ

Phan loai tau thong qua kich thuoc_03

Mũi Horn trên bản đồ

Tàu theo tiêu chuẩn Suezmax
Thuật ngữ Suezmax được sử dụng để miêu tả các tàu có kích cở lớn nhất đi qua kênh đào Suez. Những tàu theo tiêu chuẩn này sẽ có trọng tải từ 120.000 – 200.000 DWT, mớn nước lớn nhất là 20,1 mét với chiều rộng tàu lớn hơn 50 mét (164 ft) hoặc với mớn 12,2 mét với chiều rộng lớn nhất dự kiến là 77,5 mét. Tàu theo tiêu chuẩn Suezmax có chiều dài quy định khoảng 275 mét đi qua kênh đào Suez.

Phan loai tau thong qua kich thuoc_04

Tàu theo tiêu chuẩn Suezmax

Video nói về kênh đào Suez:

Tàu theo tiêu chuẩn Q-Max
Các tàu theo tiêu chuẩn Quatar Max hoặc Q-Max thường là các tàu LNG (Liquefied Natural Gas) có kích cở lớn. Các tàu theo tiêu chuẩn Q-Max này được đóng với kích cỡ đặc biệt để có thể phù hợp với vùng nước vào các kho chứa khí hóa lỏng ở Ras Laffhan thuộc các quốc gia Trung Đông. Dung tích của các tàu theo tiêu chuẩn này lên đến 266.000 m3.

Phan loai tau thong qua kich thuoc_05

Tàu theo tiêu chuẩn Q-max

Phan loai tau thong qua kich thuoc_06

Cầu cảng nhận nhiên liệu Ras Laffan

Các tàu theo tiêu chuẩn Malaccamax
Các tàu theo tiêu chuẩn Malaccamax thường là các tàu có kích thước lớn mà có thể đi qua eo biển Malacca. Các tàu này thường là VLCCs (Very Large Crude Carriers). Các tàu theo phân loại này có chiều dài tính toán khoảng 400 mét với DWT lên đến 165.000 DWT, dùng để chở hàng rời hay chở dầu. Tiêu chuẩn Malaccamax còn áp dụng cho loại tàu mới là Maersk’s Triple E Class Container vessels.

Phan loai tau thong qua kich thuoc_07

Eo biển Malacca trên bản đồ

Phan loai tau thong qua kich thuoc_08

Tàu container theo tiêu chuẩn Malaccamax

Tàu theo tiêu chuẩn VLCCs (Very Large Crude Carriers)
Các tàu chở dầu lớn nhất với tải trọng 320.000 tấn sẽ được phân vào loại VLCCs. Khu vực hoạt động chính là vùng Địa Trung Hải, vùng biển phía tây Châu Phi (Tây Phi) và vùng biển Bắc Đại Tây dương.

Phan loai tau thong qua kich thuoc_09

Tàu theo tiêu chuẩn VLCCs

Tàu theo tiêu chuẩn ULCCs (Ultra Large Crude Carriers)
Các tàu chở dầu với trọng tải từ 320.000 – 550.000 tấn sẽ được phân vào loại các tàu tiêu chuẩn ULCCs. Đây là các tàu chở dầu lớn nhất với vùng hoạt động mở rộng tới Châu Âu, Bắc Mỹ và một số bến cảng, cầu cảng ở các quốc gia Châu Á.

Phan loai tau thong qua kich thuoc_10

Tàu theo tiêu chuẩn ULCCs

Phan loai tau thong qua kich thuoc_11

So sánh các kích thước tàu thông qua các tiêu chuẩn

Phan loai tau thong qua kich thuoc_12

Bảng phân biệt các tàu theo tiêu chuẩn thông qua tải trọng:

Phan loai tau thong qua kich thuoc_13

(Nguồn: bantinhanghai.com)

Bình luận hay chia sẻ thông tin