Siêu thị sử dụng công nghệ AI để giảm giá sản phẩm nhằm hạn chế việc lãng phí thực phẩm

Tháng Mười 19 09:20 2022

ISRAEL – Những sản phẩm dễ hư hỏng có thể được giảm giá đến bốn lần trong một ngày khi chúng gần đến hết hạn sử dụng

Nhiều siêu thị đang sử dụng công nghệ AI (Trí thông minh nhân tạo) để tự động giảm giá sản phẩm khi mà gần đến ngày hết hạn của nó – và ngăn ngừa việc phải bỏ đi thực phẩm.

Thịt, các sản phẩm làm từ sữa, đồ ăn sẵn, salad và các thực phẩm dễ hư hỏng khác có thể giảm giá đến 4 lần một ngày để thu hút người mua.

Hệ thống “định giá tự động” có khả năng tự điều chỉnh nhãn giá điện tử, dựa trên điều kiện riêng của từng cửa hàng, ví dụ như thói quen mua hàng của người tiêu dùng, ngày hết hạn của sản phẩm và hàng tồn kho. 

Sieu thi su dung cong nghe AI de giam gia nham han che viec lang phi thuc phamCông ty Wasteless dựa vào nhiều yếu tố khác nhau để giảm giá các sản phẩm khi gần hết hạn

Ví dụ như một sản phẩm giảm giá 10% trong hai ngày và vẫn không bán được, AI sẽ giảm giá sâu hơn nữa cho đến khi sản phẩm được mua, và hệ thống có thể hoàn toàn có thể “tự học” từ quyết định mua hàng của khách.

Bảng giá điện tử (Electronic shelf labels, ESL) rất phổ biến ở trong các siêu thị Châu Âu và đang ngày càng được sử dụng rộng rãi ở nước Mỹ, nơi mà có đến 72% các đại lý bán lẻ dự định áp dụng chúng.

Công ty Wasteless, một công ty khởi nghiệp tại Israel đã đi tiên phong trong hệ thống định giá tự động, họ nói rằng các siêu thị sử dụng công nghệ của họ đã giảm được tỷ lệ thức ăn thừa lên đến 40%.

Công ty giúp các nhà bán lẻ tìm ra sự hạ giá hợp lý nhất, tăng doanh thu bằng cách giảm thiểu việc bỏ đi thực phẩm hư hỏng, cũng như đưa ra cho khách hàng mức giá hấp dẫn nhất. 

CEO công ty Wasteless, ông Oded Omer đã chia sẻ rằng: ”Ý tưởng của công ty Wasteless là vô cùng đơn giản mà đứa trẻ 5 tuổi cũng có thể giải thích nó. Sẽ không hợp lý khi chúng ta phải trả cùng một mức giá cho một phần thịt bò bằm sẽ hết hạn sau hai ngày. Chúng tôi áp dụng hệ thống định giá tự động được dựa theo hạn sử dụng”.

Giá có thể giảm đến 4 lần trong ngày khi gần hết hạn sử dụng

Các đại lý bán lẻ ở Mỹ đã bỏ tới khoảng 10,5 triệu tấn thực phẩm hỏng mỗi năm – gần 1 phần 3 tổng số thực phẩm mà họ sản xuất để thiêu hủy. Một lượng đáng kể trong số này là thức ăn phải bỏ đi do hết hạn sử dụng.

Ông Omer cho biết: “Một chuỗi siêu thị với doanh thu 70 tỷ USD, phải mất đi 1,7 tỷ USD mỗi năm. 1,4 tỷ USD trong số này liên quan đến thực phẩm hết hạn”. 

Các siêu thị sử dụng công cụ định giá của Wasteless để cả giá gốc cũng như là giá khuyến mãi của hơn 1,000 sản phẩm sắp hết hạn sử dụng để thể hiện rõ bao nhiêu phần trăm đã giảm, nhằm thu hút khách hàng.

Ý tưởng về “định giá tự động” là không hoàn toàn mới, và nó được sử dụng trong các hãng hàng không và ứng dụng chia sẻ chuyến đi – nhưng nó không phổ biến trong các siêu thị. Chính vì thế, Wasteless không có đối thủ cạnh tranh lớn. Công ty GK Software đã tạo ra một công cụ định giá tự động, nhưng nó ít tập trung vào thói quen của người tiêu dùng và tập trung nhiều hơn về việc định hình giá dựa theo mục tiêu của công ty và điều kiện của thị trường.

Mã vạch 10 chữ số truyền thống chính là rào cản lớn nhất để có thể áp dụng hệ thống định giá tại các siêu thị, nhưng loại mã vạch 13 chữ số mới kết hợp ngày bán và liên kết với cở sở dữ liệu của cửa hàng.

Ông Omer cho biết: “Chúng tôi xử lý khoảng 1,000 mặt hàng trong một siêu thị đang gây ra tổn thất tài chính nặng nề và lượng khí thải carbon”.

Ông từng là CTO tại công ty Weissbeerger, một công ty khởi nghiệp phân tích thực phẩm tiêu dùng sử dụng bởi nhà máy bia, quán rượu và quán bar.

Khi nó được mua bởi tập đoàn AB InBev, tập đoàn sản xuất đồ uống và bia đa quốc gia của Bỉ với giá 80 triệu USD vào năm 2018, ông quyết định áp dụng ý tưởng định giá tự động đến với các siêu thị.

Ông nói: “Tôi rất tự hào khi quyết định không ở lại sau khi công ty được mua lại. Tôi muốn khởi nghiệp một công ty khác”.

Ông đã đi mua hải sản ở bang California và thấy rằng nó đã được đánh dấu giảm 60% khi hạn sử dụng sắp hết. Khi ông hỏi người bán hàng về giá, và anh ta trả lời: “Không. Chúng tôi sẽ vứt bỏ tất cả những thứ này.” Đó là nguồn cảm hứng của ông ấy cho Wasteless.

Lần áp dụng công nghệ định giá đầu tiên vào thị trường của công ty là với một chuỗi siêu thị của Ý vào năm 2019, nơi họ cho biết rằng thực phẩm thừa đã giảm gần 40%.

Giảm giá thực phẩm trong siêu thị giúp giảm lãng phí thực phẩm và tăng sức mua của người tiêu dùng

Công nghệ của Wasteless đã được sử dụng tại các cửa hàng bán lẻ và các siêu thị ở bảy nước trên thế giới, bao gồm công ty đa quốc gia của Đức – Metro AG, nơi vận hành 600 cửa hàng tại Châu Âu và Châu Á, cũng như chuỗi siêu thị Jumbo của Hà Lan và Bỉ.

Metro gần đây đã công bố bản Báo cáo rác thải Thực phẩm đầu tiên của mình, cho thấy họ đã giảm được 15,3% chất thải thực phẩm trong giai đoạn tài chính 2017/18 và 2020/2021.

Wasteless cũng đã cài đặt công cụ định giá của mình trong hai chuỗi siêu thị ở Hoa Kỳ, mà họ từ chối nêu tên.

Công ty được thành lập vào năm 2017 và có văn phòng tại New York, Tel Aviv, London và Amsterdam, với các hoạt động trên khắp Châu Âu và Hoa Kỳ.

Để xem các tin bài khác về “Lãng phí thực phẩm”, hãy nhấn vào đây.

 

Nguồn: NoCamels

Bình luận hay chia sẻ thông tin