[Tiêu điểm tại APM 2016] Ngành hàng hải vượt qua giai đoạn khó khăn

Tháng Ba 14 16:11 2016

Asia Pacific Maritime (APM) là Hội chợ chuyên ngành hàng hải và đóng tàu hàng đầu châu Á, được tổ chức hai năm một lần.

Hội chợ là dịp để các công ty trưng bày, giới thiệu sản phẩm, công nghệ mới nhất trong ngành đóng tàu, kỹ thuật hàng hải, công nghệ giám sát, nhằm mục đích cải thiện năng suất, tăng cường hiệu quả hoạt động, an toàn vận tải và cắt giảm chi phí trong quá trình hoạt động…

Được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng hàng hải quốc tế, hội chợ APM 2014, với diện tích trưng bày khoảng 21.000 mét vuông, đã thu hút được hơn 1.500 công ty trưng bày đến từ 60 quốc gia cùng gần 15.000 lượt khách thăm.

Bên cạnh đó, hội chợ APM 2014 còn tổ chức một loạt các hội thảo chuyên ngành và các buổi giới thiệu sản phẩm, quy tụ nhiều chuyên gia hàng đầu cùng lãnh đạo các tập đoàn hàng hải lớn, nhằm trao đổi, nhận định và cung cấp thêm thông tin quan trọng về các xu hướng phát triển của ngành cũng như những vấn đề khác liên quan đến công nghệ mới và xanh.

Để xem các loạt tin bài liên quan đến APM 2016, hãy nhấn vào đây.

Mặc dù ngành hàng hải và vận tải biển đang đối mặt với khủng hoảng về dư cung – thiếu cầu, các nhà công nghiệp vẫn tin vào một sự hồi sinh của ngành sau khủng hoảng.

Sự hồi sinh có thể đến từ các kế hoạch đầy tham vọng của Trung Quốc như phát triển cơ sở hạ tầng trong khu vực và gia tăng hoạt động cho tàu chở dầu thô. Nhu cầu đóng mới tàu dường như cũng đang thấp dần vì lý do chiến lược cho vay và đầu tư của ngân hàng ngày càng hạn chế hơn.

Vuot-qua-giai-doan-kho-khan-1Gia tăng hoạt động của tàu chở dầu thô

Mặc dù vậy, các thách thức chờ đón ngành công nghiệp hàng hải đóng tàu vẫn còn rất nhiều. Đặc biệt, lợi nhuận trong vận chuyển hàng hóa tiếp tục chịu áp lực, thị trường vận chuyển hàng khô rời gặp nhiều khó khăn. Trong tương lai, các cơ hội dành cho ngành vận tải hàng hải phụ thuộc phần lớn vào sự tái cơ cấu đang diễn ra trong nền kinh tế Trung Quốc.

“Nhu cầu của thị trường lúc này đang xuống thấp. Trung Quốc là thị trường quan trọng nhất đối với vận chuyển hàng khô rời, có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thị trường”, theo nhận xét của ông Peter Sands, Giám đốc phân tích tại Bimco, Đan Mạch.

Mức ảnh hưởng của giá dầu
Giá dầu đã giảm hơn 70% kể từ tháng bảy năm 2014, vào khoảng 30 USD một thùng. Giá dầu sụt giảm mạnh là con dao hai lưỡi đối với các hãng tàu. Sau nhiều năm thua lỗ, các chủ tàu chở dầu thô đã thu được lợi nhuận nhờ sử dụng tàu làm kho chứa dầu. Bên cạnh đó, tàu chở hàng và tàu chở hóa chất cũng có rất nhiều triển vọng phát triển dựa trên các ngành nghề tương ứng.

Trong khi đó, giá của nhiên liệu sản xuất từ dầu thô trở nên rẻ hơn và giảm chi phí vận hành tàu. Tuy nhiên, lợi nhuận có được từ việc giảm chi phí nhiên liệu được chuyển sang cho khách hàng (giảm chi phí dịch vụ), nên các chủ tàu cũng không được hưởng lợi nhiều.

Nhất đới, nhất lộ
Chính sách “Nhất đới, nhất lộ” của Trung Quốc là một cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá 10 nghìn tỷ USD trải dài từ châu Á đến châu Âu. Một mạng lưới quy hoạch đang được phát triển gồm đường bộ, đường sắt, ống dẫn dầu và khí đốt, cũng như các dự án cơ sở hạ tầng khác kéo dài từ Tây An, Trung Quốc, đi ngang qua khu vực Trung Á, đến Moscow, Rotterdam và Venice.

Vuot-qua-giai-doan-kho-khan-2Chính sách “Nhất đới, nhất lộ” (One belt, one road) của Trung Quốc

Vài nét về chính sách “Nhất đới, nhất lộ” của Trung Quốc: cụm từ chỉ Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa và Con đường tơ lụa hàng hải thế kỷ 21, kết nối thị trường Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung đến thị trường châu Âu.

(Nguồn: apmaritime.com)

Bình luận hay chia sẻ thông tin