Con đường tái chế mô-đun quang điện: thách thức của châu Âu

Tháng Mười Hai 29 08:09 2023

Nhờ tuổi thọ trung bình của mô-đun quang điện – PV (Photovoltaic) khoảng 30 năm, mà ngành năng lượng mặt trời ở châu Âu vẫn chưa phải đối mặt với vấn đề chất thải, vốn dĩ có thể đẩy nhanh quá trình tích hợp nguyên tắc kinh tế tuần hoàn.

Tuy nhiên, thách thức dự kiến ​​sẽ diễn ra khi khối lượng chất thải quang điện (PV) được dự đoán sẽ tăng đáng kể. Một số dự báo chỉ ra rằng chất thải quang điện (PV) có thể lên tới 8 triệu tấn vào năm 2030 và lên tới 60-70 triệu tấn vào năm 2050, tương đương 3-16% tổng lượng chất thải điện tử hàng năm hiện nay.

Để giải quyết lượng chất thải mô-đun quang điện (PV) ngày càng tăng ở châu Âu, cần phải mở rộng công suất tái chế quang điện (PV) chuyên dụng, ngay cả trước khi lượng chất thải tăng đột biến xảy ra vào năm 2030.

Hình ảnh minh họa

Vai trò của EU
Liên minh châu Âu đã đóng vai trò dẫn đầu trên khắp thế giới trong việc thiết lập các tiêu chuẩn tuần hoàn cao trong ngành năng lượng mặt trời. Bắt đầu từ năm 2012, Liên minh châu Âu đã đưa chất thải quang điện (PV) vào chỉ thị về việc Xử lý Chất thải Thiết bị Điện và Điện tử – WEEE (Waste of Electrical and Electronic Equipment). Chỉ thị này yêu cầu tất cả các nhà sản xuất kinh doanh tấm quang điện (PV) tại thị trường châu Âu phải thanh toán các chi phí liên quan đến việc thu thập và tái chế tấm quang điện (PV) hết hạn sử dụng được giới thiệu vào thị trường Châu Âu.

Hơn nữa, chỉ thị yêu cầu tối thiểu 80% tổng khối lượng các tấm quang điện (PV) đã qua sử dụng phải được tái sử dụng và tái chế. Các yêu cầu Ecodesign sắp tới đối với mô-đun quang điện và bộ biến tần sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tính sẵn có của phụ tùng thay thế và khả năng sửa chữa.

Thử thách tuần hoàn
Các nhà sản xuất đã đưa ra các công nghệ và phương pháp tái chế mới. Tuy nhiên, thách thức không nằm ở việc tái chế 80% mô-đun quang điện (PV).

Các loại vật liệu trong mô-đun quang điện (PV) phần lớn là thủy tinh, nhôm và nhựa. Hiện tại, khi các mô-đun năng lượng mặt trời đã hết hạn sử dụng, sẽ được xử lý tại các cơ sở tái chế vật liệu thủy tinh hoặc kim loại. Các nhà máy này sử dụng các phương pháp cơ học để tách vật liệu. Quy trình này mang lại tỷ lệ tái chế kỹ thuật đạt tới 90% trọng lượng, chủ yếu khung nhôm và kính. Ngoài ra, năng lượng được khai thác thông qua quá trình đốt các thành phần nhựa.

Các vật liệu khác như: bạc, kẽm, tellurium, indium và gali, chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng trọng lượng của mô-đun nhưng có giá trị đáng kể. Việc thu hồi những vật liệu này thực sự là một thách thức.

Thiết lập quyền tái chế
Có rất nhiều thách thức phía trước để tái chế tấm quang điện (PV). Do ngày càng có nhiều loại vật liệu, thiết kế và định hình mô-đun quang điện (PV), cho nên việc xử lý chất thải đầu vào hỗn hợp là một trở ngại đối với các nhà máy tái chế và cần thêm một bước phân loại sản phẩm. Dòng chất thải càng lớn thì quy trình tái chế càng cần được tối ưu hóa chi phí. Thực tế là hầu hết các mô-đun quang điện (PV) vẫn chưa đạt đến tuổi thọ cuối cùng và công nghệ rất đa dạng, khiến việc tối ưu hóa hiện nay trở nên khó khăn.

Tuy nhiên, dòng chất thải mới này đang càng ngày xuất hiện nhiều hơn vào và đây là cơ hội mới để thu được các vật liệu có giá trị như bạc, kẽm, tellurium, indium và gali tại châu Âu EU và sử dụng chúng để sản xuất thiết bị điện tử mới.

Để xem các tin bài khác về “Module quang điện”, hãy nhấn vào đây.

 

(Nguồn: Intersolar)

Bình luận hay chia sẻ thông tin