Đặc điểm của phương pháp hàn điểm

Tháng Chín 23 14:00 2017

Trong công nghệ chế tạo cơ khí, hàn là một quá trình liên kết các chi tiết (kết cấu) hoặc đắp phủ lên bề mặt vật liệu (kim loại hoặc phi kim)để tạo nên một lớp bề mặt có tính năng đáp ứng yêu cầu sử dụng. Hàn điểm là một trong những phương pháp thông dụng.

Dac diem cua phuong phap han diem_01

Máy hàn điểm

Ưu điểm
– Tạo được liên kết hàn kín

– Có thể hàn được các chi tiết mỏng đến rất mỏng
– Năng suất cao
– Không cần thêm kim loại phụ và khí bảo vệ
– Các thiết bị có khả năng tự động hóa cao
– Không yêu cầu cao đối với người vận hành
– Có thể hàn các kim loại khác loại
– Độ tin cậy cao
– Khả năng gây biến dạng (cong vênh) thấp hơn so với các phương pháp khác

Nhược điểm
– Giá thành đầu tư cho một thiết bị hàn điểm và các đồ gá lắp đi kèm lớn

– Nhân viên sửa chữa bảo dưỡng thiết bị hàn và điều khiển yêu cầu phải có trình độ
– Đối với một số vật liệu thì có yêu cầu đặc biệt về chuẩn bị bề mặt vật hàn
– Không hàn được các chi tiết có chiều dày lớn
– Kết cấu máy lớn, cồng kềnh
– Hàn điểm được sử dụng rộng rãi trong việc nối các tấm thép có chiều dày lên tới 0.125 inch và có thể sử dụng cho rất nhiều loại vật liệu, kể cả kết hợp nhiều vật liệu khác nhau
– Hàn điểm có nhiều loại, nhưng thông dụng nhất vẫn là phương pháp hàn điểm 2 phía

Ứng dụng
– Máy hàn điểm là loại máy quan trọng trong công nghiệp, được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành nghề lĩnh vực của cuộc sống

– Liên kết cố định hai vật liệu kim loại lại với nhau ở vị trí phức tạp mà công nghệ hàn khác không giải quyết được
– Cho những mối hàn đồng nhất và độ chuẩn xác cao
– Sản xuất, sửa chữa ô tô: Thân, vỏ xe bị lõm hay biến dạng do tai nạn cần được phục hồi lại. Hàn điểm trên khung xe ôtô để tăng độ chắc chắn
– Các công trình công cộng: hàn bu lông hay đinh vít, tán rivet…
– Các sản phẩm kết cấu cao như: thép không gỉ và một số kim loại màu….

(Nguồn: congnghehan.vn)

Bình luận hay chia sẻ thông tin