Hãy thôi nói robots làm mất việc làm

Tháng Chín 28 15:00 2013

Nhiều chuyên gia muốn chúng ta tin rằng các robot và các công nghệ khác đang gây ra thiếu việc làm. Điều đó có thể không chính xác lắm.

Biên tập viên David Rotman của tờ MIT Technology Review gần đây đã viết một bài viết gọi là “Làm thế nào mà công nghệ cao đang làm mất việc làm!” Tiêu đề không chỉ tóm tắt chủ đề của bài viết, nó còn tổng kết quan điểm của nhiều chuyên gia đang tìm cách giải thích việc tăng trưởng số việc làm ít ỏi. Nhưng công nghệ không bao giờ làm mất các việc làm cơ bản và nó cũng sẽ không như vậy trong tương lai.

Bài viết này tập trung vào học giả Erik Brynjolfsson và Andrew McAfee của MIT, tác giả của cuốn sách Race Against the Machine. Theo họ, người lao động “đang thua trong cuộc đua chống lại máy, một thực tế phản ánh các số liệu thống kê việc làm ngày nay.”

welding robot

Hình minh họa

Brynjolfsson và McAfee dựa vào một dữ liệu quan trọng để minh họa cho trường hợp của họ: “Các mô hình rất rõ ràng: các doanh nghiệp tạo ra nhiều giá trị hơn từ nhân viên của họ, cả nước đã trở nên giàu có hơn, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế và tạo công ăn việc làm nhiều hơn. Sau đó, bắt đầu từ năm 2000, có những chuyển hướng trong sản xuất, năng suất tiếp tục tăng lên mạnh mẽ, nhưng việc làm thì đột nhiên ít đi. Vào năm 2011, một khoảng cách giàu – nghèo đáng kể xuất hiện, cho thấy tăng trưởng kinh tế không tăng song song với tạo ra việc làm mới “.

Nhưng thực tế là không có mối quan hệ giữa tăng trưởng việc làm và năng suất. Để xem lý do tại sao, hãy tưởng tượng hai quốc gia có tốc độ tăng trưởng sản lượng hàng năm khoảng 2%. Một quốc gia có lực lượng lao động suy giảm vì nhiều người đang nghỉ hưu hơn đang số người đang đến tuổi lao động chính. Quốc gia B có một lực lượng lao động ngày càng tăng vì tỷ lệ sinh cao hơn người lao động và nhập cư. Như ví dụ này của các quốc gia thực tế (Nhật Bản là quốc gia A và Mỹ là quốc gia B), một nền kinh tế có thể có năng suất cao và tăng trưởng việc làm thấp hoặc cao. Lý do tại sao tăng trưởng việc làm chậm lại sau năm 2000 phần lớn là do dân số. Số người trưởng thành trong lực lượng lao động (có việc làm và thất nghiệp) tăng 18% trong những năm 80, 13% trong những năm 90 nhưng chỉ có 8% trong những năm 2000, vì thế hệ “baby boomer” già đi và số phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động lên đến đỉnh điểm.

Các dữ liệu chỉ rõ ràng việc thiếu mối quan hệ giữa năng suất và tỷ lệ thất nghiệp. Nếu “robot” thực sự là nguyên nhân của việc thiếu việc làm hiện nay, thì tăng trưởng năng suất sẽ cao hơn kể từ năm 2008 so với trước đây. Trong thực tế, 2008 – 2012 tăng trưởng năng suất chỉ đạt 1,8%, trong khi từ năm 2000 – 2008 năng suất tăng 2,6% nhưng chúng ta đã có đầy đủ việc làm.

Sai lầm của Brynjolfsson và McAfee xuất phát từ việc chỉ xem xét các hiệu ứng ban đầu của tự động hóa, dùng máy thay thế người lao động. Nhưng khi một máy thay thế người lao động, nó mang lại hiệu ứng thứ hai. Tổ chức sử dụng máy tính giúp tiết kiệm tiền vốn, từ đó lương của người lao động sẽ cao hơn, hoặc lợi nhuận cao hơn. Nếu số tiền này được chi tiêu, nó sẽ kích thích nhu cầu của các công ty, đáp ứng bằng cách thuê thêm lao động.

Quan điểm thông thường này được sinh ra hầu như tập trung vào các nghiên cứu mối quan hệ giữa năng suất và việc làm. Trong khi một số nghiên cứu đã tìm thấy rằng sự tăng trưởng năng suất có một số tác động tiêu cực ngắn hạn lên việc làm, tất cả các nghiên cứu tìm thấy vừa không tác động hoặc tác động tích cực trên tổng số việc làm trong dài hạn. Như OECD nói trong một đánh giá cuối cùng về các nghiên cứu về năng suất và việc làm:

Trong lịch sử, các hiệu ứng tạo thu nhập của các công nghệ mới đã chứng minh mạnh hơn so với các hiệu ứng di dời lao động, tiến bộ công nghệ đi kèm không chỉ bởi năng suất và sản lượng cao hơn, mà còn bởi cần thuê mướn lao động tổng thể cao hơn.

Chắc chắn, nhưng những người cho rằng robot làm mất công ăn việc làm cho rằng thời gian này sẽ khác. Như bài báo nói, “Các công nghệ như web, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, và cải thiện phân tích được cải thiện, tất cả có thể được thực hiện bởi sự tiện lợi của máy tính giá rẻ và dung lượng lưu trữ, sẽ tự động hoá nhiều công việc có tính qui trình.”

Nhưng có hai vấn đề với lập luận này. Đầu tiên, nó cho rằng tốc độ tăng trưởng năng suất sẽ tăng đáng kể. Nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy Mỹ sẽ tăng trưởng năng suất vượt quá 3 phần trăm một năm (cao nhất chúng ta đã từng đạt được). Đây là một phần bởi vì bất chấp  tiến bộ CNTT, tăng năng suất trong các chức năng thông tin, một phần ngày càng tăng các công việc liên quan đến tương tác với người (ví dụ, nhà điều dưỡng, cảnh sát và cứu hỏa) hoặc làm những công việc tay chân mà khó có thể tự động hóa (ví dụ, xây dựng, dịch vụ trông nhà).

Nhưng ngay cả nếu tôi sai, và tôi hy vọng tôi sai, rằng tỷ lệ tăng năng suất một cách kỳ diệu hơn 5%/năm, nó vẫn không ảnh hưởng nhiều tới số việc làm. Vì điều đó có nghĩa là thu nhập quốc dân tăng 5%/năm và tất cả chúng ta sẽ ăn nhà hàng nhiều hơn, đi nghỉ hè, mua xe hơi, mua nhà, đi mát-xa trị liệu, vào đại học, và mua tivi 3D. Và người lao động phải làm việc để sản xuất ra các hàng hóa và dịch vụ này. Và những sản phẩm này bằng cách nào đó được tự động hóa, sau đó chúng ta thậm chí có nhiều tiền hơn để chi tiêu và sẽ mua hàng hóa và dịch vụ khác, tạo việc làm trong các lĩnh vực này..

Tóm lại, những lo lắng máy móc sẽ thay thế con người sẽ làm con người tụt hậu. Đưa con người chống lại máy móc chỉ làm tăng thêm ác cảm đối với công nghệ và có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự đổi mới và áp dụng các công nghệ cần thiết để phát triển nền kinh tế của chúng ta. Như Stephen J. Ezell có cái nhìn về kinh tế học đổi mới: Cuộc đua cho Tiến bộ Toàn cầu, còn lâu mới chấm dứt bởi sự dư thừa của công nghệ, chúng ta thực sự có nguy cơ tụt hậu bởi công nghệ quá ít.

Biên tập bởi technologyMAG.net

(Theo Technologyreview)

Bình luận hay chia sẻ thông tin
  Article "tagged" as:
  Categories: