Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam: vẫn đang là ước mơ

Tháng Tám 17 16:03 2013

Rất nhiều nguồn năng lượng tái tạo ở Việt Nam đã và đang được điều tra, nghiên cứu và đánh giá. Trừ thủy điện hiện đang ở giai đoạn bão hòa và đang bộc lộ một vài điểm cần điều chỉnh do có liên quan tới môi trường, sinh thái và thậm chí dân sinh, hai nguồn phát điện lớn nhất có thể khai thác tại Việt Nam là điện gió và điện mặt trời.

su dung nguon nang luong tai tao o viet nam van dang la uoc mo

Điện gió cùng các nguồn điện tái tạo khác đã được đưa vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 – 2020, định hướng tới năm 2030 (gọi tắt là Sơ đồ 7). Theo quy hoạch này, tỷ trọng điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo ở mức 3,5% năm 2010 lên tới 4,5% tổng điện năng sản xuất vào năm 2020 và 6% vào năm 2030. Riêng điện đạt 1.000 MW (chiếm 0,7%) vào năm 2020 và khoảng 6.200 MW (chiếm 2,4%) vào năm 2030 . Theo tính toán của các nhà khoa học, tiềm năng sản xuất điện gió của Việt Nam lên đến 513.360MW, gấp hơn 200 lần Thuỷ điện Sơn La (2.400MW).

 su dung nguon nang luong tai tao o viet nam van dang la uoc mo 1

 Khánh thành Trạm điện mặt trời nối lưới 12 KW tại trụ sở Bộ Công thương

Ngày 29/6/2011 đón nhận tin vui từ Quyết định 37/2011/QĐ-TTg, của Bộ Công thương, những nhà đầu tư trong lĩnh vực tái tạo sẽ có cơ hội bán điện từ các Dự án điện gió với giá mua điện tại điểm giao nhận điện là 1.614 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT ~ 7,8 UScents/kWh) và theo tỉ giá của đồng Đô la Mỹ vào thời điểm bán

Đón nhận luồng gió mới từ Quyết định 37, hàng loạt dự án điện gió đã và đang được thực hiện. Đi đầu là nhà máy điện gió Ninh Thuận với 4 giai đoạn thi công tới 80 tua bin gió (bao gồm cả cột tháp) loại FL MD-77 của Fuhrlaender — CHLB Đức. Hiện nay 20 tua bin 1.500 kW được lắp đặt ở giai đoạn đầu đã hòa vào lưới điện của cả nước.

Ngày 29/5/2013, công trình điện gió Bạc Liêu của Công ty TNHH xây dựng thương mại du lịch Công Lý đã đưa được điện lên lưới quốc gia từ 10 tuabin điện gió với tổng công suất 16MW, đánh dấu việc hoàn thành giai đoạn 1 của dự án. Công ty Công Lý cũng được cho là vừa đề xuất UBND TP.HCM cho phép triển khai dự án điện gió công suất 200MW với tổng vốn đầu tư 10.000 tỉ đồng tại thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ. Theo khảo sát của công ty này, tốc độ gió ở Cần Giờ là trên 7m/s, phù hợp với việc phát triển điện gió, tạo thêm nguồn năng lượng tái tạo cho thành phố. Nếu được cấp phép, 20 km bãi biển Cần Thạnh sẽ được lắp đặt 125 tuabin gió trong khoảng thời gian từ 3 – 4 năm. Hiện nay, để còn nhiều việc phải làm bên cạnh việc đánh giá tiềm năng gió, đó là tác động của dự án đến hệ sinh thái, rừng phòng hộ Cần Giờ, tác động đến việc nuôi chim yến, bãi nghêu, cảnh quan chung của rừng phòng hộ Cần Giờ và mối liên hệ giữa dự án điện gió này với dự án phát triển lấn biển.

Đầu tháng 6 vừa qua, Tỉnh Ninh Thuận vừa cấp chứng nhận đầu tư cho dự án điện gió có tổng vốn đầu tư 900 tỷ đồng cho Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Điện lực Việt Nam để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy Điện gió Công Hải 1 – Giai đoạn II, với quy mô công suất 37,5 MW (gồm 15 tổ máy, mỗi tổ có công suất định danh là 2,5 MW) tại địa bàn Xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Theo kế hoạch, Dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng vào năm 2015. Thời hạn hoạt động của dự án là 25 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Điện mặt trời cũng là một dạng năng lượng tái tạo cần được chú ý tại Việt Nam mặc dù chưa được thể hiện rõ nét trong các văn bản của Chính Phủ như đối với điện gió. Ở quy mô vừa và nhỏ, nhất là ở các vùng chỉ thực hiện được việc phát điện độc lập (off-grid), một hệ thống lai giữa gió – mặt trời và thậm chí diesel là điều cần thiết.

Rõ ràng, nhu cầu về năng lượng đối với Việt Nam là rất lớn, trong khi các nguồn năng lượng truyền thống đang và sẽ không đáp ứng nổi nhu cầu năng lượng của đất nước thì năng lượng tái tạo đã sẵn sàng vào cuộc. Chính sách cũng đã có nhưng đầu tư bài bản cho bài toán năng lượng vẫn chậm chạp và đôi khi dậm chân tại chỗ.

Phần lớn các nhà đầu tư đều cho rằng giá bán điện hiện nay là quá thấp. Giá bán tại Trung Quốc từ 9 – 10 cent; Philippines là 22 – 24 cent; Nhật Bản là 29 cent và một số nước châu Âu khác là 14 – 15 cent. Tuy được duyệt giá 7,8 cent/KWh nhưng các nhà đầu tư khó bán giá này cho EVN ở thời điểm hiện tại. Các nhà đầu tư cho rằng, quyết định 37 đã cho thấy sự quan tâm của Chính Phủ đối với năng lượng tái tạo ở nước ta. Tuy nhiên, không giống như nghiệm số của một bài toán, nghiệm số do Bộ Công thương đưa ra về bài toán giá điện chưa thuyết phục. Theo các nhà đầu tư, dữ liệu đầu vào để giải bài toán của họ phức tạp hơn, nhiều thông tin hơn và do đó giá mà họ mong muốn trong bài toán giá điện cao hơn so với giá đề cập trong Quyết định 37.

Nhiều nhà nhiên cứu, đầu tư cho rằng cần có quy hoạch, có đánh giá trong phát triển, người thì cho rằng cần có chính sách hỗ trợ, người thì cho rằng Chính Phủ đã tính tới mọi khả năng rồi. Nhưng cuối cùng để có một nghiệm số làm hài lòng cho mọi bên có liên quan thì cần có sự đồng bộ trong quá trình xây dựng dữ liệu đầu vào, cùng hệ quy chiếu và cùng hệ thống đơn vị. Khi đó hơn ai hết người dẫn sẽ được hưởng những sản phẩm do cả chính sách và đầu tư kinh tế mang lại.

Nguồn automation.net.vn

Bình luận hay chia sẻ thông tin