Tổng hợp các phát minh mới nhất về pin (bài 2)

Tháng Bảy 05 12:45 2015

Trong vài năm trở lại đây, thế giới công nghệ đã chứng kiến hàng loạt những phát minh mang tính cách mạng về năng lượng lưu trữ đến từ các trường đại học, viện nghiên cứu. Các công ty công nghệ và nhà sản xuất xe hơi cũng đang chi tiền mạnh bạo cho cuộc chơi này.

Bài viết dưới đây tổng hợp những nghiên cứu, phát minh khả thi nhất sẽ đảm nhận vai trò là nguồn năng lượng mới cho thiết bị công nghệ trong tương lai.

Quý vị đang xem “bài 2” của loạt bài “Tổng hợp các phát minh mới nhất về pin”, để xem “bài 1” vui lòng nhấn vào đây.

Pin xếp Jnex J.Flex
Tại triển lãm
thiết bị điện tử đeo được (Wearable Expo) đầu năm nay tại Tokyo, công ty Hàn Quốc Jenax đã giới thiệu loại pin có thể uốn cong, gấp lại hay vo tròn như giấy, có tên J.Flex, tương tự như nghiên cứu được đề cập ở mục 3. Tuy nhiên, ưu điểm của J.Flex là có thêm khả năng chống nước.

Tong hop cac phat minh moi nhat ve pin_7

J.Flex đã vượt qua các bài thử nghiệm an toàn – nó đã được gấp lại hơn 200.000 lần mà không có bất kỳ ảnh hưởng nào đến hiệu suất.

Sạc pin qua không khí uBeam
Khám phá mới từ công ty khởi nghiệp có tên uBeam cho phép bạn sạc thiết bị như sạc không dây mà không nhất thiết phải đặt 2 thiết bị gần nhau. uBeam dùng sóng siêu âm để truyền tải điện năng. Năng lượng điện được chuyển đổi thành sóng âm để truyền đi, và sau đó được chuyển ngược lại thành năng lượng điện khi nó tới thiết bị nhận.

Tong hop cac phat minh moi nhat ve pin_8

uBeam được tình cờ phát triển bởi nữ nghiên cứu sinh 25 tuổi – Meredith Perry. Để hiện thực hóa công nghệ này, cô đã sáng lập nên công ty uBeam và phát triển công nghệ sạc pin qua các bộ phát sóng dày 5mm. Những bộ phát sóng này có thể gắn vào tường, tích hợp vào các vật trang trí, nội thất trong nhà để có thể phát điện đến điện thoại thông minh, máy tính bảng hay laptop.

Hiện tại công ty của Meredith đang cung cấp giải pháp này cho các quán cà phê, nhà hàng, khách sạn.

Năng lượng từ sương
Công nghệ pin mới này đang được các nhà khoa học tại MIT nghiên cứu và đã có những thành công bước đầu trong việc tìm ra cách để hấp thụ năng lượng từ sương trong không khí.

Tong hop cac phat minh moi nhat ve pin_9

Thiết bị tạo ra điện năng này sử dụng các tấm kim loại phẳng xen kẽ để tạo ra điện từ các hạt sương trong không khí. Thử nghiệm ban đầu của các nhà nghiên cứu cho thấy thiết bị này có thể sản xuất một lượng nhỏ năng lượng khoảng 15 picowatt. Nhưng theo Nenad Milijkovic, người đứng đầu dự án này thì mức năng lượng này có thể tăng lên khoảng một microwatt trong tương lai.

Lượng điện tạo ra trong nghiên cứu bước đầu không quá lớn, chắc chắn không thể thay thế được các nguồn điện hiện nay. Nhưng nguồn điện dạng này sẽ rất quan trọng và cần thiết ở những nơi hoang vu, hẻo lánh.

StoreDot – sạc siêu tốc 30 giây
Công nghệ sạc pin siêu nhanh StoreDot được phát triển bởi bộ phận công nghệ Nano tại đại học Tel Aviv (Israel), có thể hoạt động với tất cả các dòng smartphone hiện nay. Trước đó, thử nghiệm công khai đầu tiên được nhóm thực hiện thành công trên Samsung Galaxy S4 với pin tiêu chuẩn tích hợp.

Tong hop cac phat minh moi nhat ve pin_10

Để có được tốc độ sạc cực nhanh như vậy, bộ sạc đã được tích hợp công nghệ StoreDot chuyên biệt, gồm hỗn hợp chất bán dẫn sinh học được tạo ra từ các hợp chất hữu cơ tự nhiên Peptides – các chuỗi axit amino ngắn, chất cấu thành nên Protein.

Chi phí sản xuất StoreDot mất 20 USD (khoảng 400,000 đồng) và sẽ được thương mại hóa vào năm 2017.

Sạc bằng năng lượng Mặt Trời
Hãng Alcatel đã trình diễn công nghệ sạc pin cho di động dưới ánh sáng mặt trời nhờ tấm nền trong suốt được đặt trên màn hình.

Tong hop cac phat minh moi nhat ve pin_11

Các chuyên gia phát triển tin rằng phương thức tạo năng lượng như vậy sẽ giải quyết triệt để vấn đề cạn pin mọi lúc mọi nơi, miễn nơi đó có ánh sáng.

Tuy nhiên, đại diện Alcatel nhận định hãng chưa có ý định sẽ ra mắt smartphone sử dụng tấm nền có thể sạc bằng năng lượng Mặt Trời. Họ cần có thêm thời gian để phát triển và đảm bảo rằng tấm nền hoạt động tốt, không gặp trục trặc.

(Còn tiếp)

(Nguồn: khoahoc.tv)

 

Bình luận hay chia sẻ thông tin