Ngành điện phát triển, năng lượng tái tạo thách thức năng lượng than đốt tại Trung Quốc

Tháng Chín 11 08:00 2013

Thay đổi lớn đang diễn ra cho lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc, bảng phân tích mới dự đoán, năng lượng tái tạo sẽ đóng một vai trò then chốt.

Một báo cáo từ Bloomberg New Energy Finance (BNEF), có tựa đề “Tương lai của ngành điện của Trung Quốc, từ tập trung hóa và cung cấp điện bằng than đốt chuyển sang phân phối và cung cấp điện bằng năng lượng tái tạo”, dự đoán vào năm 2030 nguồn điện cung cấp từ than đốt sẽ bị cạnh tranh bởi nguồn điện từ năng lượng tái tạo, phát triển nhận thức về cái giá phải trả cho ô nhiễm môi trường và việc phát thải khí carbon, trong khi qui mô của thị trường điện sẽ tăng gần gấp đôi.

nang luong tai tao

Theo báo cáo, Trung Quốc sẽ bổ sung thêm 1.583 GW vào tổng công suất phát điện của cả nước, đạt mức 2.707 GW vào năm 2030. Tờ BNEF còn cho biết, tổng mức tiêu thụ điện của quốc gia sẽ tăng 5%, tương đương 88 GW mỗi năm, con số này cũng tương đương tổng công suất lắp đặt hàng năm tại Anh.

Các nguồn năng lượng tái tạo dự kiến ​​sẽ đóng góp hơn một nửa mức tăng trưởng này, đạt mức công suất tương tự như than đốt vào năm 2030. Phát điện chạy bằng than đốt sẽ giảm từ 67% vào năm 2012 xuống 44% trong năm 2030, hoặc 25 GW mỗi năm, trong khi phát điện bằng năng lượng tái tạo sẽ tăng từ 27% vào năm 2012 lên 44% trong năm 2030, với con số 47 GW mỗi năm.

Để hỗ trợ như tăng trưởng quy mô lớn trong lĩnh vực năng lượng, đòi hỏi mức đầu tư vào khoảng 159 tỷ USD mỗi năm, hoặc 2% của GDP của Trung Quốc năm 2012, và một nửa số tiền đó sẽ được đầu tư vào năng lượng tái tạo, khoảng 77 tỷ USD mỗi năm, nó cũng được dự đoán có sư dịch chuyển đầu tư vào các dự án phân phối.

Ngoài ra Trung Quốc sẽ cần phải đầu tư 57 tỉ đô la hàng năm vào các cơ sở hạ tầng bổ trợ, các phân tích cho thấy, với nhu cầu đầu tư khoảng 1.024 tỉ đô la cho hệ thống đường dây tải điện đường dài, lưới điện thông minh, lưu trữ năng lượng và hệ thống đáp ứng nhu cầu, chiếm khoảng một phần ba tổng mức đầu tư cho công suất phát điện.

Báo cáo cho biết, các nguyên nhân chính dẫn đến dự đoán mức tăng trưởng nhanh của năng lượng tái tạo là từ những cải thiện về tính kinh tế trong việc phát điện bằng năng lượng mặt trời và năng lượng gió do chi phí công nghệ giảm và xu hướng thương mại gia tăng. Chi phí tăng cao từ các nhà máy phát điện bằng than đốt do các qui định kiểm soát môi trường cũng là một trong những nguyên nhân chính.

Tuy nhiên, tờ BNEF cảnh báo rằng vài sự kiện có thể thay đổi đáng kể những dự báo trên. Ví dụ, có thể có một sự bùng nổ khí đá phiến sét của Trung Quốc vào cuối thập kỷ này, kết quả là giá gas rất thấp (thấp hơn $ 5/MMBtu). Và nếu Trung Quốc thực hiện một khung trao đổi thương mại khí thải (emissions trading scheme), báo cáo cho biết, lượng khí thải sẽ đạt đỉnh ngay năm 2023 với giá carbon trung bình thấp $16/tCO2e từ năm 2017 đến năm 2030, dẫn đến giảm các nhà máy than mới xây và thay thế chúng bằng năng lượng tái tạo và khí tự nhiên.

Milo Sjardin, người đứng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương của tờ BNEF, cho biết trong một tuyên bố rằng lĩnh vực năng lượng của Trung Quốc phải đối mặt với “sự bất ổn cao” và rằng nguồn năng lượng tương lai của quốc gia “phụ thuộc vào một số vấn đề lớn, vấn đề mà người ta có thể vẫn chỉ là suy đoán như chi phí Trung Quốc có thể khai thác trữ lượng gas đá phiến sét, ảnh hưởng tiềm tàng lên thủy điện và nhiệt điện, và các thay đổi tiềm ẩn trong chính sách khí hậu và môi trường, bao gồm một mức giá trên cacbon.”

Và Michael Liebreich,giám đốc điều hành của BNEF, nói thêm rằng “Thật khó có thể đánh giá thấp tầm quan trọng mức tăng tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc và hỗn hợp năng lượng phát điện đang gia tăng của nó. Các tác động sẽ vượt ra bên ngoài Trung Quốc và có ý nghĩa lớn đối với phần còn lại của thế giới, từ giá than đá và khí đốt tới chi phí và quy mô thị trường cho các ngành  công nghệ năng lượng tái tạo, đó là chưa kể đến sức khỏe của môi trường hành tinh “.

Báo cáo cho biết, trong số các khuyến nghị về cách Trung Quốc nên quản lý mức tăng trưởng dự kiến trong ngành điện ​​của mình, kêu gọi các nhà điều hành lưới điện ở Trung Quốc thiết lập quan hệ đối tác với các nhà điều hành lưới điện trên toàn thế giới, dựa trên kinh nghiệm của họ trong việc tích hợp và quản lý công nghệ cao về năng lượng tái tạo. Và sự phát triển nhanh chóng của PV (photovoltaic) được phân phối, sẽ đòi hỏi sự tập trung cao vào việc phân phối và về phía người sử dụng đầu cuối, hơn là trên truyền tải, đòi hỏi đầu tư nhiều hơn và nhanh hơn trong tự động hóa phân phối, lưu trữ và hệ thống đáp ứng nhu cầu.

Biên tập bởi technologyMAG.net

(Theo RenewableEnergyWorld)

Bình luận hay chia sẻ thông tin